Pháp luật quốc gia.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 65 - 67)

- Liên hợp quốc:

17 Vào hồi 10 giờ 25phút, ngày 15/12/2007, mỏ đá D3 công trường Thuỷ Điện Bản Vẽ thuộc xã Yên Na-

2.2.1. Pháp luật quốc gia.

Pháp luật quốc gia bao gồm:

- Hệ thống pháp luật của quốc gia- chủ thể tiến hành việc can thiệp, cứu trợ nhân đạo trong đó có quy định cho phép chính phủ, các tổ chức, cá nhân của quốc gia mình tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo;

Việc quy định các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo được pháp luật nhiều nước quy định rất rõ. Tại Mỹ có các đạo luật riêng biệt điều chỉnh vấn đề trên như: Luật về các biện pháp đối phó với thiên tai; Sắc lệnh của tổng thống về việc thành lập Bộ an ninh nội địa; Quy chế hoạt động, thẩm quyền của Cục cứu trợ khẩn cấp liên bang trực thuộc Bộ An ninh nội địa.

- Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo, trong đó có quy định cho phép, chấp nhận chủ thể từ bên ngoài vào khu vực lãnh thổ của quốc gia mình nơi xảy ra khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo để thực hiện các hoạt động cứu trợ.

Như vậy, việc bất kỳ một chủ thể nào từ bên ngoài thực hiện công việc can thiệp, cứu trợ vào khu vực có khủng hoảng nhân đạo đều phải dựa trên một cơ sở pháp lý nhất định, đó có thể là cơ sở pháp lý thuộc lĩnh vực pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia. Thông thường một quốc gia khi có khủng hoảng xảy ra thường kêu gọi hoặc mặc nhiên chấp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài18. Tuy chính phủ các quốc gia bị ảnh hưởng không tuyên bố chấp nhận

18 Ngay sau sự kiện Tsunami 2004 xảy ra, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tuyên bố trên truyền

hình cam kết Trung Quốc sẽ thiết lập một cầu hàng không đặc biệt tới các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất.

hay không chấp nhận một cách công khai chính thức, nhưng luôn có các động thái biểu thị sự chấp nhận như: đơn giản hoá các thủ tục kiểm tra an ninh, hải quan, hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở hạ tầng …. để tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ từ bên ngoài. Trái lại, các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo vào các khu vực có xung đột vũ trang thường phức tạp hơn nhiều, quá trình tạo lập một cơ sở pháp lý (như nghị quyết của HĐBA) thường mất nhiều thời gian, rất khó đi đến sự đồng thuận. Tình hình tại Darfur hiện nay là một ví dụ. Chính phủ Sudan không chấp nhận việc triển khai lực lượng giữ gìn hoà bình của LHQ theo Nghị quyết của HĐBA mà chỉ đồng ý cho lực lượng của AU triển khai tại đây, hoặc một lực lượng hạn chế của LHQ nhưng phải đặt dưới sự điều khiển của AU (điều mà Hoa Kỳ, Anh, Pháp kịch liệt phản đối). Như vậy, hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia điều chỉnh vấn đề đối phó, giải quyết với các trình hình khẩn cấp do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và các hoạt động nhân đạo (hoạt động chữ thập đỏ) chính là cơ sở pháp lý thứ nhất cho các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo nói chung. Mỗi quốc gia đều có các quy định riêng về vấn đề này song cách thức ghi nhận khác nhau. Có quốc gia chỉ có các quy định chính thức về mặt pháp lý hoạt động đối phó với các tình huống khẩn cấp và công tác cứu trợ của các cơ quan nhà nước như Hoa Kỳ, Canada mà không quy định hoạt động cứu trợ của các tổ chức nhân đạo (như Tổ chức Chữ thập đỏ). Có quốc gia lại quy định cả trách nhiệm của nhà nước và các tổ chức xã hội, tổ chức nhân đạo như Pháp, Trung Quốc (Việt Nam theo xu hướng này khi đang hoàn thiện dự thảo Luật hoạt động chữ thập đỏ). Có nhiều nước hiện nay tuy thiên tai xảy ra thường xuyên nhưng lại thiếu và hầu như không có hệ thống các quy định pháp lý về vấn đề này (như Banladesh). Nhìn chung, tuy quy định pháp luật của các quốc gia điều chỉnh vấn đề can thiệp, cứu trợ nhân đạo khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung là quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong nước trong các hoạt động nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp. Ở Việt Nam,

hoạt động cứu trợ nhân đạo được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp trong nhiều văn bản khác nhau như: Luật mặt trận tổ quốc 1999, Luật tổ chức chính phủ 2001, Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 (và Luật hoạt động chữ thập đỏ dự kiến được Quốc Hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2008), Pháp lệnh phòng chống lụt, bão 1993, Quyết định số 780/2006/QĐ-TTg năm 1996 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng chính phủ... Sự khác nhau cơ bản thể hiện ở chỗ một số quốc gia không quy định, hoặc có những quy định mang tính hạn chế, ngăn cấm sự can thiệp, cứu trợ từ bên ngoài ngay cả khi có khủng hoảng nhân đạo xảy ra (như Sudan hiện nay). Đây là cơ sở quan trọng làm phát triển học thuyết " can thiệp nhân đạo" còn rất mới mẻ với các học thuyết bổ trợ đi kèm, như học thuyết về "quyền can thiệp" (right to intervene), "nghĩa vụ can

thiệp" (duty to intervene) với mục đích tối thượng là bảo vệ các quyền cơ bản

của con người được ghi nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền con người 1948.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)