Cơ quan đối phó với tình hình khẩn cấp ở một số quốc gia 1 Cơ quan đối phó với tình hình khẩn cấp ở Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 58 - 60)

- Liên hợp quốc:

17 Vào hồi 10 giờ 25phút, ngày 15/12/2007, mỏ đá D3 công trường Thuỷ Điện Bản Vẽ thuộc xã Yên Na-

1.7. Cơ quan đối phó với tình hình khẩn cấp ở một số quốc gia 1 Cơ quan đối phó với tình hình khẩn cấp ở Hoa Kỳ.

1.7.1. Cơ quan đối phó với tình hình khẩn cấp ở Hoa Kỳ. 1.7.1.1. Cục cứu trợ khẩn cấp Liên

bang:

Cục cứu trợ khẩn cấp Liên bang (Federal Emergency Management Agency – FEMA) được thành lập ngày 30/3/1979 theo Quyết định của Tổng thống Jimmy Carter. FEMA có nhiệm vụ cứu hộ và ứng phó khẩn cấp trong mọi trường hợp từ thiên tai, khủng bố, tai nạn công nghiệp, sập đổ, động đất, hoả hoạn…. xảy ra bên trong và cả ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ làm ảnh hưởng đến sinh mạng, tài sản quố gia và công dân Hoa Kỳ.

+ Về tổ chức: Trước 2001, FEMA trực thuộc

Bộ quốc phòng (Department of Defense). Kể từ

sau 2001, FEMA được sát nhập vào biên chế của Bộ an ninh nội địa (Department of Homeland Security). FEMA hiện có 2.600 nhân viên thường trực, người đứng đầu FEMA là một sỹ quan cấp tướng do Bộ trưởng Bộ an ninh nội địa bổ nhiệm. FEMA được cấp ngân sách hoạt động hàng năm Thành phố New Orlearn chìm trong biển nước.Tổng thống G.W.Bush cùng Bộ Trưởng quốc phòng D.Rumsfelft, Bộ Trưởng Bộ An ninh nội địa Michael Chertoff, Giám đốc FEMA Michael D.Brown, Thống đốc Lousianna tại New Orlearns ngày 16/8/2005 để chỉ đạo việc khắc phục thiệt hại bão Katrina (ảnh A.P)

khoảng 10 tỷ USD (không tính chi phí cho các trường hợp cứu trợ đột xuất xảy ra như vụ cháy rừng Nam Califolia tháng 10/2007)

+ Về hoạt động: FEMA tỏ ra nổi bật với các hoạt động cứu trợ khẩn cấp xảy ra bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Khi tình hình khẩn cấp xảy ra, FEMA được trao nhiều thẩm quyền rộng lớn, có quyền huy động các phương tiện, binh lính, cảnh sát của các đơn vị vũ trang do Bộ an ninh nội địa quản lý phối hợp với các đơn vị quân đội của Bộ quốc phòng để đối phó với thảm hoạ. Trong những năm gần đây, FEMA đã trở nên nổi tiếng với các chiến dịch can thiệp cứu trợ (như vụ 11.9.2001, bão Katrina 2005 và gần đây nhất là cháy rừng tại Nam California). Sau khi toà tháp đôi WTC ở New York và trụ sở Lầu Năm góc bị tấn công khủng bố, các nhân viên cứu trợ (rescue workers) của FEMA là những người đầu tiên có trong khói lửa mịt mù nỗ lực tìm kiếm người sống xót. Lên tiếng trên truyền hình ngay sau vụ tấn công khủng bố 11.9, ngay trong lời đầu tiên, Tổng thống G.W. Bush đã biểu dương sự hy sinh dũng cảm của các nhân viên cứu hộ FEMA. FEMA trở nên nổi tiếng bao nhiêu nhờ vụ 11.9 thì lại tỏ ra mất uy tín bấy nhiêu trong vụ bão Katrina ở New Orlearn tháng 8/2005 vì bị chỉ trích, cáo buộc đã không hành động kịp thời trong việc sơ tán người dân khỏi vùng bão khi mực nước dâng cao khiến hơn 5000 người chết (chủ yếu là người nghèo, người Mỹ da đen do không có phương tiện tự di tản). Vụ ứng cứu thất bại trước, trong và sau bão Katrina khiến người đứng đầu cơ quan này là Michael D. Brown phải từ chức khi Hạ viện Mỹ mở cuộc điều trần về công tác cứu trợ bão Katrina. Bão Katrina là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Hoa Kỳ, nó cũng để lại hậu quả khủng khiếp nhất về nhân mạng, đồng thời ghi nhận sự thất bại lớn nhất trong lịch sử cứu trợ thiên tai của các cơ quan chính quyền bang và liên bang của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 58 - 60)