- Liên hợp quốc:
16 Được thành lập theo Quyết định số 780/1996/QĐ-TTg ngày 32/10/1996 của Thủ tướng chính phủ do Bộ
đội các nước sử dụng và là phương tiện năng động hiệu quả nhất, thế nhưng Quân khu 5 chỉ sử dụng có 3 máy bay trực thăng. Ngoài các hoạt động cứu trợ nhân đạo do các cơ quan Nhà nước thực hiện, ở Việt Nam các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức nhân đạo, đặc biệt là vai trò nổi bật của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ. Các cơ quan này được giao nhiệm vụ điều phối, làm đầu mối tiếp nhận, phân phát hàng cứu trợ do các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước quyên góp.
Một số nhận xét, đánh giá của tác giả:
- Việc tổ chức cơ quan có chức năng thực hiện công tác cứu trợ nhân đạo chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối, gây khó khăn trong việc chỉ đạo tập trung, nhanh chóng, kịp thời đối phó với các biến cố lớn do thiên tai xảy ra. Chính phủ nên nghiên cứu để thành lập một cơ quan chuyên trách có thẩm quyền huy động cả các lực lượng dân sự và quân sự trong cứu trợ khẩn cấp. Cần giao cho Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương các thẩm quyền rộng lớn hơn để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong tình hình khẩn cấp.
- Nên nghiên cứu tiến tới sát nhập Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương thành một cơ quan thống nhất (ví dụ Uỷ ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp)
- Cần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề cứu trợ khẩn cấp.
Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này chỉ ở tầm Pháp lệnh và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, một số bộ có liên quan. Mỗi khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, việc đối phó thường dựa trên các văn bản cá biệt của Thủ tướng (Công điện, chỉ thị, Quyết định). Cơ chế giải quyết, đối phó với các tình thế khẩn cấp như vậy là chưa chủ động, làm nảy sinh tâm lý ỉ lại vào sự chỉ đạo, điều hành từ trung ương của các cấp chính quyền địa phương trong việc phòng ngừa, đối phó với thiên tai lũ lụt. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài
sản khi thiên tai xảy ra ở nước ta. Chính phủ cần nghiên cứu mô hình ở nhiều nước để trình Quốc hội ban hành Luật về tình trạng khẩn cấp trong đó có quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chính quyền các cấp. Luật đó phải bao quát tất cả các nguyên nhân gây ra tình huống khẩn cấp mà Pháp lệnh phòng chống lụt bão (Đ2) chưa dự phòng hết các tình huống có thể xảy ra (như động đất từng xảy ra nhiều, lần gần đây nhất là năm 2004 ở Hà Nội – Sơn La - Điện Biên ở thang độ richter thấp). Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định 780 ngày 23/10/1996 của TTCP chỉ thực hiện chức năng tìm kiếm, cứu nạn trên không và trên biển (Đ2). Quy định tại Đ2 Quyết định số 780 là chưa phù hợp vì chỉ dự phòng đến các tình huống cứu nạn trên không và trên biển, không đề cập đến các thảm hoạ khác như tìm kiếm cứu nạn dưới lòng đất (Ví dụ trong trường hợp sập hầm tại mỏ đá D3- công trường Thuỷ Điện Bản Vẽ thuộc xã Yên Na-huyện Tương Dương- Nghệ An ngày 15/12/2007 chôn vùi 17 công nhân và 01 kỹ sư trong lòng đất17, hay các vụ sập các mỏ, hầm khai thác than, quặng ở Quảng Ninh). Việc trậm trễ trong tìm kiếm các nạn nhân bị mắc kẹt trong các đống đổ nát của vụ sập cầu dẫn Cần Thơ và Thuỷ Điện Bản Vẽ tại Nghệ An khiến dư luận trong nước không hài lòng. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy công tác đối phó với các tình huống khẩn cấp của chúng ta còn rất hạn chế, lúng túng, bị động; sự vào cuộc của các lực lượng vũ trang trong đối phó với các tình huống khẩn cấp còn hạn chế.
- Cần nghiên cứu ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương để phối hợp các hoạt động cứu trợ trong tình thế khẩn cấp, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phòng ngừa thiên tai, xây dựng các trang thiết bị kỹ thuật giúp sớm phát hiện, cảnh báo nguy cơ thiên tai gây ra.
Thực tế từ việc đối phó với bão mạnh xảy ra ở vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thường chỉ thị Bộ ngoại giao liên hệ với phía Trung