Nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 40 - 41)

14 Giáo sư Triết học tại Đại học Nanterre-Paris

1.3.2. Nguồn nhân lực.

Mọi chính sách, chiến lược, kế hoạch, mọi công việc từ khó khăn đến đơn giản đều chỉ có thể thực hiện được trên thực tế nhờ vào nguồn nhân lực, đó chính là những con người cụ thể. Để huy động cuộc chiến do mình phát động, Hitler đã phải huy động tới trên 2 triệu binh lính; để đối phó với cuộc

xâm lăng của chủ nghĩa phát xít, toàn thế giới ước tính đã phải huy động trên 30 triệu binh lính để chống lại trên 5 triệu quân của 3 nước phát xít.

Cũng như trong chiến tranh, mọi chiến dịch can thiệp nhân đạo ở phạm vi, quy mô khác nhau đều cần đến sức lao động con người. Đó có thể là những người lính, các sĩ quan chỉ huy, các nhân viên cứu trợ , y tế, kỹ thuật… và cũng có thể là những cá nhân riêng lẻ hoạt động độc lập, tham gia vào các công việc cứu trợ nhân đạo. Đối với các chiến dịch can thiệp, cứu trợ nhân đạo lớn như Tsunami năm 2004, ước tính có khoảng gần 300 ngàn người thuộc lĩnh vực dân sự, 20 ngàn binh lính của các quốc gia tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp (đa số là lực lượng tại chỗ của các quốc gia bị ảnh hưởng). Để đối phó với bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ tháng 8/2005, hàng chục ngàn binh lính thuộc các lực lượng của Bộ an ninh nội địa và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã được tổng thống G.W. Bush ra lệnh triển khai khẩn cấp. Có thể thấy, trong các chiến dịch can thiệp, cứu trợ nhân đạo khẩn cấp đối phó với các thảm hoạ thiên tai nghiêm trọng (như động đất, sóng thần, lũ lụt....), các lực lượng vũ trang luôn đóng vai trò nổi bật và hiệu quả nhất. Hình ảnh những chiến sỹ, công an, bộ đội cụ Hồ dũng cảm quên thân nhào lộn trong biển nước cứu vớt người và tài sản trong trận lũ lịch sử tàn phá Miền Trung tháng 10, tháng 11/2007 đã để lại một ấn tượng xúc động trong lòng nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 40 - 41)