14 Giáo sư Triết học tại Đại học Nanterre-Paris
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc can thiệp nhân đạo.
Với nhận thức con người sinh ra đều bình đẳng về quyền, trong đó có các quyền cơ bản nhất của con người như quyền được sống (right to life), quyền tự do (right to be free). Trong lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại và ngay trong thời kỳ hiện đại hiện nay, ở nhiều nơi, nhiều quốc gia, khu vực con người vẫn đang hàng ngày đấu tranh vật lộn với quyền được sống của mình trước sự xâm phạm thô bạo của chính con người - những kẻ cầm quyền. Ngoài với việc bị chính con người xâm phạm, quyền được sống của con người còn bị thiên tai, dịch bệnh làm tổn hại. Bất luận do nguyên nhân chủ quan (do con người) hay khách quan (thiên tai, dịch bệnh), dân thường (civilians) luôn là
đối tượng gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Họ chính là đối tượng cần được trợ giúp, đặc biệt khi việc khắc phục các hậu quả do khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo gây ra vượt ngoài khả năng giải quyết của chính quyền sở tại; hoặc chính quyền sở tại không có biện pháp khắc phục, nghiêm trọng hơn nữa là từ chối hay gây cản trở cho các nỗ lực cứu trợ từ bên ngoài của cộng đồng quốc tế.
Như vậy, đối tượng mà can thiệp nhân đạo hướng tới là những con người cụ thể. Với ý nghĩa cao cả đó, hành động can thiệp, cứu trợ nhân đạo luôn nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là quốc gia chịu tác động trực tiếp bởi khủng hoảng, thẩm hoạn nhân đạo. Đối với các chiến dịch can thiệp nhân đạo sau thiên tai, hành động can thiệp kịp thời, có hiệu quả sẽ hỗ trợ tích cực giúp người dân nhanh chóng phục hồi lại cuộc sống mới, nhờ đó mà quốc gia mới sớm được xây dựng trở lại và dần dần đi vào ổn định, từng bước lấy lại được trạng thái như trước. Đối với các chiến dịch can thiệp nhân đạo vào các khu vực có xung đột vũ trang, việc can thiệp
quân sự-nhân đạo vừa góp phần giúp tái ổn định trật tự, vừa giúp bảo đảm cho
công tác cứu trợ nhân đao được triển khai thuận lợi, an toàn. Tuy nhiên một hành động can thiệp kép, can thiệp quân sự - nhân đạo (humanitarian military
intervention) vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi gay gắt từ nhiều chủ thể, đặc biệt
là lập trường phản đối từ phía các quốc gia đang phát triển có nhiều bất ổn nội bộ và xu hướng ủng hộ của các cường quốc.
Theo báo cáo thống kê của Liên hợp quốc, sau sự kiện Tsunami cuối năm 2004, cộng đồng quốc tế đi huy động gần 10 ngàn binh lính (chủ yếu là của Hoa Kỳ, Australia), 2000 nhân viên y tế với tổng số tiền cam kết lên tới 13 tỷ USD. Việc can thiệp kịp thời của cộng đồng Quốc tế đã góp phần giúp người dân bị nạn nhanh chóng bình phục. Ngược lại, thế giới đã chứng kiến những thảm hoạ đau lòng khi cộng đồng quốc tế chần chừ, thờ ơ đứng ngoài cuộc không can thiệp đã làm 500 ngàn người Rwanda thiệt mạng năm 1994.
Điểm nóng Darfur – Sudan hiện nay đang chờ đợi sự phản ứng có hiệu quả của cộng đồng quốc tế nếu nhân loại không muốn lặp lại các thảm hoạ diệt chủng diễn ra trong thời đại văn minh khi cuộc sung đột hiện đã cướp đi gần 500 ngàn người kể từ năm 2003.
Hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo dù được triển khai chưa đồng bộ, thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ, khoa học ở tầm quốc tế, tuy nhiên chúng ta không thể phủ định những gì mà hoạt động này đã mang lại cho con người, nhất là kể từ mấy thập kỷ gần đây với các chiến dịch, các hoạt động được triển khai ở một loạt quốc gia, khu vực để đối phó với các cuộc khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo. Xét trên phương diện tổng thể, hoạt động can thiệp nhân đạo, dù được tiến hành dưới bất kỳ phương thức nào nếu được tiến hành theo đúng tôn chỉ vì mục đích nhân đạo đều mang lại ý nghĩa sâu sắc, góp phần bảo vệ, cải thiện các quyền cơ bản của con người như đã được ghi nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn nhân quyền 1948.