Can thiệp nhân đạo trực tiếp.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 45 - 47)

- Các công cụ, phương tiện hỗ trợ:

1.4.2. Can thiệp nhân đạo trực tiếp.

So với hình thức can thiệp gián tiếp, hình thức can thiệp trực tiếp thường mang lại hiệu quả cao hơn. Hình thức can thiệp trực tiếp cũng có nhiều điểm khác biệt so với hình thức can thiệp gián tiếp, đó là:

- Thứ nhất, hình thức can thiệp trực tiếp thường dựa trên cơ sở pháp lý là pháp luật quốc tế (các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; Nghị quyết của các tổ chức quốc tế khu vực như A.U; Các hiệp định song phương giữa các quốc gia....)

- Thứ hai, hình thức can thiệp trực tiếp thường do chủ thể là các quốc gia, các tổ

Trực thăng vận tải của Trung Quốc vận chuyển hàng cứu trợ cho đảo Sumatra-

chức quốc tế liên chính phủ thực hiện với lợi thế về mặt nhân lực, phương tiện hoạt động. Đây cũng là các chủ thể tiến hành nhiều nhất và có hiệu quả cao nhất các chiến dịch can thiệp, cứu trợ nhân đạo trong lịch sử. Nhiều quốc gia đã có hẳn một thiết chế được lập ra chuyên trách đối với việc đối phó với các vấn đề phức tạp xảy ra (Ví dụ như Bộ về các vấn đề tình trạng khẩn cấp của Liên bang Nga). Trong khi đó các tổ chức quốc tế thường xây dựng các cơ chế, ví dụ Cơ chế phối hợp đối phó với dịch bệnh của ASEAN trong đó quy định rất rõ quyền, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc đối phó với một thảm hoạ do dịch bệnh phát sinh. Việc thực hiện các chiến dịch cứu trợ nhân đạo trực tiếp tại các khu vực thường gặp khó khăn nhất là vào các khu vực xảy ra xung đột vũ trang. Cho đến nay, chính phủ Sudan vẫn không chấp nhận để cộng đồng quốc tế thực hiện các chiến dịch cứu trợ tại khu vực Dafur, từ chối LHQ triển khai tại đây theo Nghị quyết của HĐBA LHQ mà chỉ đồng ý cho lực lượng của A.U triển khai tại đây. Lý do sâu xa của việc này chính là việc chính phủ Sudan e ngại các nước phương Tây sẽ lợi dụng danh nghĩa LHQ để ngấm ngầm ủng hộ lực lượng đối lập chống chính phủ.

- Thứ ba, hình thức can thiệp trực tiếp thường tiềm ẩn các rủi ro, mức độ

nguy hiểm cao. Trong lịch sử cứu trợ nhân đạo, hàng ngàn nhân viên cứu trợ, nhân viên y tế, binh lính đã bị tử thương trong khi lăn lộn giữa các làn đạn trong cuộc xung đột vũ trang. Nhiều máy bay rơi trong khi thực hiện các công việc vận chuyển hàng hoá cứu trợ đến các khu vực xa xôi hẻo lánh. Việc can dự vào các cuộc xung đột vũ trang (như Darfur; Iraq; Afghanistan hiện nay) luôn đặt cộng đồng quốc tế trước những thử thách hết sức nặng nề. Ngày 14/7/2005, Văn phòng đại diện của Uỷ ban Chữ thập Đỏ quốc tế tại Baghdad đã bị tấn công khi quân đội Mỹ pháo kích "nhầm" mục tiêu khiến 3 nhân viên cứu trợ thiệt mạng và 12 người bị trọng thương. Lên tiếng sau khi bị tấn công, ông Jacques Forster, phó chủ tịch ICRC đã tố cáo hành vi "vô nhân đạo" của

quân đội Mỹ khi nhiều lần cố tình tấn công "nhầm" các cơ sở của ICRC tại một loạt khu vực trên thế giới.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)