- Các công cụ, phương tiện hỗ trợ:
1.5. Các chủ thể thực hiện can thiệp nhân đạo 1 Quốc gia.
1.5.1. Quốc gia.
Khi khủng hoảng nhân đạo, thảm hoạ nhân đạo xảy ra thì phản ứng của một quốc gia thường nhanh nhất và mang lại hiệu quả tức thì quan trọng nhất. Các quốc gia có thể can dự vào các hoạt động nhân đạo đồng thời với tư cách thành viên của một tổ chức quốc tế
liên chính phủ, vừa tiến hành một cách độc lập. Đặc điểm này xuất phát từ các ưu thế chỉ quốc gia mới có lực lượng nhân lực riêng, phương tiện riêng, thẩm quyền quyết định mang tính độc lập không phụ thuộc vào bên ngoài… Thông thường khi có khủng hoảng nhân đạo, thảm hoạ nhân đạo thì chủ thể đầu tiên can thiệp cứu trợ khẩn cấp là các quốc gia. Việc quyết định can thiệp ban đầu, quy mô, mức độ, phạm vi...thường do người đứng đầu cơ quan hành pháp các quốc gia quyết định thực hiện (tổng thống, thủ tướng chính phủ).
Về cơ chế pháp lý cho việc việc can thiệp, cứu trợ nhân đạo của các quốc gia, nhìn chung hầu hết các quốc gia đều không có nhiều các quy định pháp luật quy định một cách cụ thể về vấn đề can thiệp nhân đạo, cứu trợ nhân đạo. Các hoạt động của cứu trợ nhân đạo thường được coi như một hoạt động thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp, là nghĩa vụ mang tính nhân đạo của một quốc gia. Tuy nhiên việc quyết định can dự như vậy chỉ được tiến hành nếu quốc gia đó có đủ khả năng và các điều kiện cần thiết. Các quốc gia có tiềm lực tài chính, kinh tế dồi dào (như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật….) luôn là các chủ thể có đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động cứu trợ. Tuy nhiên không phải chỉ các quốc gia giàu có mới thực hiện công việc cứu trợ nhân đạo. Các quốc gia nhỏ, nghèo, khả năng tài chính hạn chế vẫn tham gia rất tích cực
Máy bay vận tải C130 của Mỹ vận chuyển hàng cứu trợ cho Indonesia khắc phục hậu quả sóng thần 2004 (ảnh AP)
vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành động “nhường cơm xẻ áo” của các nước có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn như Cuba, CHDCND Triều Tiên đối với các quốc gia bị Tsunami tấn công năm 2004 làm nhân dân các nước này vô cùng cảm kích. Sau Tsunami, dựa trên bảng tổng kết về mức viện trợ, các chuyên gia kinh tế đưa ra nhận xét rằng nhiều nước lớn có tiền lực kinh tế như Hoa kỳ, Nhật Bản đã không đóng góp một cách xứng đáng so với khả năng của mình. Ví dụ, Australia đã viện trợ trọn gói 1,1 tỉ USD, trong khi đó Hoa Kỳ chỉ có 950 triệu USD (GDP của Hoa Kỳ gấp gần 10 lần Australia).