Bổ sung nguồn tài liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại doanh nghiệp truyền thông Vĩ An (Trang 44)

Nguồn tài liệu bổ sung của DNTT Vĩ An chủ yếu bằng phương thức mua. Các phương thức bổ sung khác như trao đổi, tặng biếu hay thu nhận từ các nguồn khác là hầu như không có.

Là một doanh nghiệp tư nhân do đó nguồn kinh phí bổ sung đều do doanh nghiệp tự chi phí. Lượng kinh phí tăng dần theo từng năm. Kinh phí cho việc bổ sung tài liệu trung bình hàng năm khoảng 48 triệu đồng. Với nguồn kinh phí như vậy, Vĩ An rất coi trọng việc đầu tư phát triển nguồn lực thông tin, cũng chính vì doanh nghiệp nhận thức được rằng: nguồn lực thông tin chính là sức mạnh để doanh nghiệp tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ khác. Vì vậy, việc lập kế hoạch bổ sung là cần thiết, trên cơ sở theo dõi, tổng hợp, đánh giá nhu cầu tin của người dùng tin đối với từng thể loại, nội dung tài liệu mà người dùng tin yêu cầu, hoặc đặt hàng.

Theo điều tra của chúng tôi, từ 2005 kinh phí bổ sung được thực hiện như trong bảng 2.3:

Bảng 2.3: Kinh phí bổ sung tài liệu

Năm

Loại hình Giá thành (Đvị

tính: triệu đồng) Báo, tạp chí

(tên)

Tin mua từ Thông tấn xã Việt Nam (tin)

2005 80 – 100 10.800 47

2006 100 10.800 48

2007 100 10.800 48

2008 150 14.400 72

2009 180 18.000 72

Qua phân tích biểu đồ trên có thể nhận thấy kinh phí dành cho việc bổ sung vốn tài liệu của DNTT Vĩ An tăng lên theo từng năm. Từ năm 2007 có 48 triệu đồng đến năm 2008 kinh phí bổ sung đã tăng lên 72 triệu

44

đồng, tăng 1,5 lần. Hàng năm, doanh nghiệp dựa trên nhu cầu thông tin của khách hàng để bổ sung vốn tài liệu phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin.

Một phần của tài liệu Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại doanh nghiệp truyền thông Vĩ An (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)