Là nguồn lực của sự phát triển

Một phần của tài liệu Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại doanh nghiệp truyền thông Vĩ An (Trang 27)

DNTT góp phần phát triển tài nguyên thông tin quốc gia. Trước hết chúng ta có thể khẳng định, ngày nay DNTT đã góp một phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn thông tin quốc gia. Hiện nay người ta thừa nhận rằng vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc văn hóa dân tộc là các nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trên mọi quốc gia thì thông tin kinh tế, thông tin khoa học, thông tin công nghệ lại càng trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia. Bất cứ một quốc gia, một tổ chức, ngành nghề nào muốn đạt được lợi thế cạnh tranh đều nhờ vào yếu tố thông tin.

Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, khả năng truyền với tốc độ cao và khả năng đem lại ưu thế cho người nắm giữ, thông tin đã thực sự trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội như nghiên cứu, giáo dục, xuất bản và kể cả hoạt động chính trị. Chính vì thế, bất cứ một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng mong muốn nắm giữ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh. Để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của các đối tượng, chính các DNTT là nhà cung cấp các dịch vụ thông tin theo nhu cầu cho đối tượng khách hàng. Thông qua quá trình cung cấp dịch vụ thông tin chọn lọc, các DNTT đã góp phần đáng kể vào việc phát triển tài nguyên thông tin quốc gia. Thực tiễn ngày nay đã chứng minh vai trò to lớn của thông tin đối với sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Thông tin do các DNTT cung cấp là một bộ phận của hệ thống thông tin, do đó nguồn lực thông tin tại các DNTT cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, tổ chức nói riêng và nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung.

Và không ai có thể phủ nhận được vai trò của thông tin trong đời sống xã hội hiện đại.

27

Sự tiến bộ vượt bậc và không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là của khoa học công nghệ và truyền thông với những thành tựu mang tính nhảy vọt, xã hội nói chung và con người nói riêng đã được thụ hưởng ngày càng phong phú và đa dạng hơn những phương tiện truyền thông cực kỳ hiện đại, thông minh với vô số tiện ích hữu hiệu, làm thay đổi sâu sắc, mãnh liệt mọi hoạt động của xã hội và con người trên phạm vi toàn cầu. Ở khắp mọi nơi, từ các diễn đàn Liên Hợp Quốc, các hội nghị thượng đỉnh tới các cuộc tiếp xúc song phương, các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đều bắt gặp các khái niệm: toàn cầu hóa, xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Có thể nói xã hội mới, xã hội mà con người đang tiến vào đó là một xã hội mà thông tin sẽ đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng GDP hoặc tỷ trọng ngành nghề đều có sự dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động xử lý thông tin là chủ đạo.

Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, thông tin đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Ở các nước thuộc nhiều trình độ khác nhau, hiện thông tin đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Thông tin trở thành nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân.

Theo các nhà chuyên môn nhận định, trong xã hội tri thức, thông tin trở thành nguồn lực của sự phát triển. Bởi đơn giản rằng, thông tin giúp con người chiến thắng trong cạnh tranh, mà cạnh tranh là một trong những đặc điểm quan trọng của xu hướng toàn cầu hóa. Đối với một doanh nghiệp trên thị trường, nếu họ muốn giành được lợi thế thì họ phải nghiên cứu thị trường để nắm bắt thông tin và xử lý thông tin đó, cải tạo phương thức để giành phần thắng trước đối thủ. Khi có thông tin, doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành rẻ mà hàm lượng tri thức cao.

28

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia đã nhận định thông tin hay tri thức đã trở thành nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất. Trước kia người ta thường coi các yếu tố của sản xuất chỉ bao gồm lao động và vốn, còn tri thức, thông tin, công nghệ, giáo dục…là những yếu tố bên ngoài của sản xuất, có ảnh hưởng tới sản xuất. Gần đây các nhà nghiên cứu kinh tế đều thừa nhận tri thức và công nghệ là yếu tố thứ ba của sản xuất, bên cạnh vốn và lao động. Khác với các nguồn lực trước đó có nguồn gốc là vật chất và hữu hình, thông tin là nguồn lực vô hình. Trong các nước phát triển, đầu tư vô hình tăng nhanh hơn đầu tư hữu hình, ở Mỹ đầu tư vô hình đã cao hơn đầu tư hữu hình.

Thông tin có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với khoa học và công nghệ. Khoa học nghiên cứu và tìm ra phát hiện mới dựa trên những thông tin sẵn có, đồng thời thu thập và xử lý thông tin mới. Hay nói cách khác, thông tin là tiền đề của phát triển khoa học. Từ khoa học đi đến công nghệ và quá trình này được trao đổi thông qua vai trò của người làm công tác thông tin.

Đối với nền kinh tế, thông tin góp phần làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế. Những hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao (bao gồm thông tin và tri thức, đặc biệt là tri thức về kỹ thuật và công nghệ) ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong thương mại quốc tế.

Quá trình chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa đã và đang làm thay đổi các lợi thế so sánh của các quốc gia. Nước nào khai thác, phát triển tốt nguồn tri thức và thông tin sẽ có cơ hội phát triển và ngày càng có vị trí cao trên thương trường quốc tế cũng như vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại doanh nghiệp truyền thông Vĩ An (Trang 27)