1.2.3.1 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi hoạch định chiến lược
Để có chiến lược hợp lý, công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Một chiến lược muốn thành công phải tạo một mức độ phù hợp, sự thừa món tốt hơn với nhu cầu của khách hàng mà đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra. Chiến lược phải vạch ra được cách thức tạo ra sự phân biệt tích cực hơn đối thủ cạnh tranh do biết sử dụng sức mạnh tương đối của mình để làm thoả mãn hơn nhu cầu của khách hàng.
- Phải biết những điểm mạnh yếu của mình trong quan hệ với các biến động ngoại vi. Các biến động này có thể là những cơ hội hay nguy cơ đe doạ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp.
Cần nghiên cứu khách hàng của mình: Họ là ai? Họ cần gì? Nhu cầu của họ có thể đáp ứng được? Doanh nghiệp cần dùng phương tiện hoặc công nghệ nào để phục vụ khách hàng tốt nhất? Nhu cầu của khách hàng luôn luôn tồn tại mãi mãi trong khi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra hoặc cung ứng cho khách hàng có thể mai một trong tương lai.
1.2.3.2 Yêu cầu đối với công tác hoạch định chiến lược
Từ những nguyên tắc cơ bản trên đây, có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với hoạch định chiến lược của doanh nghiệp như sau:
- Phải tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Việc lập chiến lược phải đảm bảo công ty dành được ưu thế bền vững và ít nhất là cầm cự được lâu dài đối với đối thủ cạnh tranh.
- Đảm bảo an toàn trong kinh doanh: các tác động của môi trường kinh doanh thường mang lại rủi ro đe dọa hơn là tạo cơ hội cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng được chiến lược phải đề ra được các biện pháp nhằm hạn chế hay giảm đến mức thấp nhất những bất lợi, giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
- Xác đinh các mục tiêu và khả năng thực hiện mục tiêu: chiến lược công ty nếu không triển khai thành hệ thống các mục tiêu cụ thể sẽ không thể thực hiện được.
- Dự đoán môi trường kinh doanh sắp tới: Dự đoán môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu hơn trong tương lai. Doanh nghiệp phải thu thập, phân tích và xử lý các thông tin thị trường, thông tin về nhà cung cấp về đối thủ và nhất là về nhu cầu của khách hàng để dự báo tình hình của doanh nghiệp một cách cá hiệu quả.
- Đề ra các giải pháp, biện pháp hổ trợ hữu hiệu cho các chiến lược đã chọn: chiến lược mà doanh nghiệp chọn thường do Ban Giám đốc doanh nghiệp mà cao nhất là Giám đốc quyết định lựa chọn. Tuy nhiên những biến động trong thực tế kinh doanh khiến cho các giải pháp, biện pháp được chọn khó phát huy tác dụng, nếu chúng ta không dự trù các giải pháp, biện pháp thay thế.
- Kết hợp hai loại chiến lược có chủ định và chiến lược phát khởi trong quá trình thực hiện. Mô thức đó là một sản phẩm kết hợp giữa chiến lược có chủ định và chiến lược phát khởi ngoài dự kiến ban đầu của nhà hoạch định chiến lược. Đây là quan điểm hiện đại của khái niệm chiến lược.
1.2.4. Qui trình và nội dung cơ bản của hoạch định chiến lược
Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R. David
(Nguồn [1]: Nguyễn Thị Liên Diệp, Pham Văn Nam (2006), Chiến lược và chính
sách kinh doanh). Xét lại nhiệm vụ kinh doanh Phân phối các nguồn tài nguyên Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại
Đề ra các chính sách Xây dựng, lựa chọn chiến lược Đo lường và đánh giá thành tích Thiết lập mục tiêu dài hạn Thiết lập mục tiêu hàng năm Nghiên cứu môi
trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu
Kiếm soát nội bộ để nhận diện những điểm mạnh, điểm
yếu
Thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi
Hình thành chiến lược Thực thi chiến lược Đánh giá chiến lược
Hoạch định chiến lược là một quá trình bao gồm các nội dung có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Về cơ bản các nội dung của hoạch định chiến lược được mô tả trong hình 1.2 gồm:
1.2.5 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
Trong quá trình hoạt động tồn tai và phát triển doanh nghiệp luôn chịu tác động của môi trường kinh doanh, các yếu tố môi trường biến động có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các bước của quá trình xây dựng chiến lược. Do đó phải phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp. Đây là công việc tiến hành nghiên cứu để dự báo được những ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong chu kỳ chiến lược. Trước hết phải nắm bắt được các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô.
1.2.5.1 Môi trường vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần cho câu hỏi: doanh nghiệp đang trực diện với những gì?
Mặc dù có nhiều yếu tố của môi trường vĩ mô cần được nghiên cứu đến, nhưng có năm yếu tố chủ yếu không thể không nghiên cứu: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và pháp luật, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ. Ngoài ra, các khía cạnh môi trường vĩ mô quốc tế cũng cần được quan tâm xem xét.
- Các yếu tố kinh tế: Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh
hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát, các chính sách kinh tế của một số khu vực kinh tế quan trọng.
- Các yếu tố chính trị và pháp luật: Nhân tố này có thể tạo ra những cơ hội hoặc
nguy cơ cho các doanh nghiệp, bao gồm: sự ổn định về chính trị, các quy định về quảng cáo, các loại thuế, phí, lệ phí, quy định về an toàn và bảo vệ môi trường...
- Các yếu tố xã hội: Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã
hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xẩy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ… Các yếu tố xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết.
- Các yếu tố tự nhiên: Tác động của điều kiện tự nhiên tới các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Ví dụ, lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương nơi doanh nghiệp kinh doanh xây lắp các công trình điện, tạo nhiều thuận lợi để doanh nghiệp giảm các khoản chi phí như di chuyển nhân sự, lán trại, di chuyển thiết bị, quản lý trong quá trình thực hiện dự án và phát sinh các nhu cầu vật tư hàng hóa theo mùa vụ định kỳ hàng năm, nhu cầu từng vùng thị trường
- Các yếu tố công nghệ: Môi trường công nghệ ảnh hưởng lớn và tác động mạnh mẽ
trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thế giới đang diễn ra mau chóng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nhanh như vũ bão và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm chao đảo nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoàn thiện hơn. Sự biến đổi công nghệ mới xuất hiện sẽ tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ đối với các doanh nghiệp
1.2.5.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Theo M. Porter “môi trường kinh doanh luôn luôn có năm yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp”. Mối quan hệ năm yếu tố này được thể hiện trong hình 1.3.
Hình 1.3: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M. Porter (Nguồn [12]: Michael E. Poter, 1980)
- Khách hàng: Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp, đó là lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Một vấn đề mấu chốt ở đây là khả năng ép giá của khách hàng hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn , tiến độ nhanh hơn và nhiều dịch vụ hơn. Tuy nhiên ở đây doanh nghiệp không phải ở thế thụ động mà cần phải tác động đến khách hàng, giữ mối quan hệ tốt với họ thông qua giá cả, chất lượng, tiến độ giao nhận, dịch vụ sau bán sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó coi khách hàng như là người cộng tác với doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.
- Các đối thủ cạnh tranh: Trước hết chúng ta phải nhận biết được đối thủ cạnh
tranh của mình là ai thông qua các tín hiệu trên thị trường, sau đó sẽ tiến hành phân tích các mặt yếu, mặt mạnh của các đối thủ cạnh tranh, phân tích mục đích cần đạt được của họ là gì, phân tích chiến lược hiện tại của họ, tiềm năng họ có thể khai thác. Cụ thể là phân tích những khả năng của đối thủ như khả năng tăng trưởng, khả năng thích nghi, khả năng phản ứng, khả năng đối phó với tình hình, khả năng chịu đựng, kiên trì. Sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh có tầm quan trọng đến mức có thể đề ra các thủ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh, duy trì các hồ sơ về các đối thủ và từ đó đề ra cách ứng xử cho phù hợp.
- Các nhà cung cấp: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra ổn định, liên tục, doanh nghiệp cần phải có quan hệ với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào như: hàng hóa, vật tư, thiết bị, lao động và tài chính... Doanh nghiệp cần có quan hệ lâu dài, ổn định với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận mà các nhà cung cấp luôn tìm cách gây sức ép cho doanh nghiệp, trong những trường hợp sau: nhà cung cấp độc quyền, nhà cung cấp vật tư cung cấp một số lượng lớn hoặc cung cấp một chủng loại đặc biệt không thể thay thế được, doanh nghiệp chỉ là khách hàng thứ yếu của họ, trong hợp đồng cung cấp không có điều khoản ràng buộc, họ có khả năng ép giá doanh nghiệp...
- Các đối thủ tiềm ẩn: Doanh nghiệp không thể coi thường các đối thủ tiềm ẩn,
bởi vì họ sẽ có ưu thế hơn như họ có công nghệ mới, có khả năng tài chính. Do vậy, khi xâm nhập vào ngành, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải có biện pháp để phản ứng, các biện pháp thường được sử dụng là: mưu kế, liên kết với tất cả các đối thủ cạnh tranh để bảo vệ thị trường, tự tạo ra hàng rào cản trở xâm nhập...
- Các sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu tương tự của khách khàng nhưng nó lại có đặc trưng khác với sản phẩm hiện có. Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế thị trường, lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Bởi vậy, doanh nghiệp cần chú ý đến nhu cầu, giá cả của sản phẩm thay thế và đặc biệt là phải biết vận dụng công nghệ mới vào sản phẩm của mình.
Như vậy, ảnh hưởng của môi trường kinh doanh bên ngoài có thể làm thay đổi phương thức quản trị, phương thức kinh doanh cũng như thị trường của doanh nghiệp. Đưa ra dự báo về cơ hội và thách thức mà môi trường kinh doanh sẽ tạo ra cho doanh nghiệp trong tương lai. Khi phân tích phải lưu ý đến cơ hội và nguy cơ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cơ hội đến mà doanh nghiệp không nắm bắt được thì cơ hội lúc đó trở thành nguy cơ và ngược lại nếu khắc phục được nguy cơ thì doanh nghiệp có động lực làm xuất hiện cơ hội mới. Để đi đến nhận định cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp chính xác cần phải kết hợp phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài với đánh giá năng lực nội tại của doanh nghiệp
1.2.6 Phân tích nội lực của doanh nghiệp
Nội lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong nội bộ của doanh nghiệp. Các yếu tố nộ bộ của doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực như: nguồn nhân lực, công tác quản trị, công tác marketing, công tác tài chính kế toán, công tác tổ chức vận hành sản xuất kinh doanh, công tác nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin. Việc hiểu biết môi trường nội bộ có một ý nghĩa rất to lớn trong việc thiếp lập chiến lược; giúp cho việc nhận định, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong doanh nghiệp để tìm cách phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của mình, từ đó xác định năng lực và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.2.6.1 Nguồn nhân lực
Là yếu tố quan trọng có vai trò đặc biệt chủ yếu trong mọi hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi phân tích, cần xem xét đến các chỉ tiêu như: trình độ văn hóa, khả năng linh động, sáng tạo, mức độ hài lòng trong công việc hiện tại.
1.2.6.2 Kinh doanh - tác nghiệp
Kinh doanh tác nghiệp là chức năng tạo ra các dịch vụ đảm bảo tăng thêm niềm tin của khách hàng và giá trị của doanh nghiệp. Đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào để thực hiện đầu ra một cách có hiệu quả nhất. Nội dung của việc phân tích kinh doanh - tác nghiệp là phân tích tính hợp lý của quy trình công nghệ, công suất hoạt động, chất lượng lao động phục vụ cho quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.6.3 Công tác Marketing
Hoạt động marketing được mô tả là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động marketing phải tập trung vào việc phân tích các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và giao tiếp của doanh nghiệp.
Những phân tích trên cho phép doanh nghiệp đánh giá được khả năng riêng biệt của mình về mức độ thích ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trường và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đó.
1.2.6.4 Công tác tài chính kế toán
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, phân tích tình trạng tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thông tin trong xây dựng chiến lược. Nội dung đánh giá cần tập trung các vấn đề:
Thực trạng nhu cầu vốn và cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp. Thực trạng phân bổ vốn (cơ cấu vốn thực tế trong doanh nghiệp).
Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực trạng các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.6.5 Công tác tổ chức vận hành kinh doanh
Công tác tổ chức vận hành kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo tiết kiệm nguồn lực của doanh nghiệp, đầu vào của sản phẩm hàng hóa thấp. Việc nghiên cứu tổ chức vận hành kinh doanh được tiến hành trên các mặt: quy trình tổ chức hệ thống mạng lưới phục vụ kinh doanh, hàng tồn kho, lực lượng lao động và chất lượng đọi ngủ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Đây là một nội dung phân tích khả năng bên trong rất quan trọng. Nhờ có bộ máy sản xuất kinh doanh thích ứng mới có khả