3.3.3.1. Mục đích thực hiện.
Có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, tận tâm, phân bổ đồng đều các bộ phận và khu vực tạo nên sức mạnh tổng hợp, lâu dài cho sự phát triển của Xí nghiệp.
3.3.3.2 Nội dung thực hiện
- Đào tạo cán bộ - Tuyển dụng nhân sự - Bố trí nhân sự
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
3.3.3.3. Giải pháp thực hiện
- Trước tiên là phải đào tạo hoặc thay thế bộ phận nhân sự, vì bộ phận này là những người tuyển dụng và lựa chọn nguồn nhân lực cho xí nghiệp nhưng lại là những người có trình độ năng lực yếu kém, chưa qua đào tạo.
- Tổ chức thường xuyên các khóa học ngắn hạn tại Xí nghiệp, mời các chuyên gia giỏi về quản trị đào tạo các kỹ năng quản trị cho cán bộ quản lý cấp trung, kỹ năng làm việc theo nhóm, sự phối hợp giữa các bộ phận và công tác tự hướng dẫn, đào tạo trong nội bộ Xí nghiệp;...
- Xây dựng chính sách đãi ngộ vật chất thỏa đáng cho các cán bộ được cử đi đào tạo thể hiện bằng việc tăng các khoản phụ cấp chi phí, đi lại, ăn ở, học tập để khuyến khích tinh thần học tập, an tâm nghiên cứu, từ đó công tác đào tạo được hiệu quả.
- Việc tuyển dụng phải đổi mới và có những bước đột phá hơn theo nhu cầu của Xí nghiệp, thông báo tuyển dụng công khai với những chính sách đãi ngộ và môi trường văn hóa danh nghiệp hàng đầu mới có thể thu hút được nhân tài. Đội ngũ cán bộ này sẽ tiếp tục được đào tạo trong môi trường tốt nhất có thể, có cán bộ kinh nghiệm của công ty kèm cặp hướng dẫn một cách phù hợp nhằm trở thành cán bộ khung, nhóm “nhân sự chiến lược” trong tương lai.
- Bố trí công việc đúng chuyên môn và đào tạo thêm theo tình hình nhu cầu thực tế của xí nghiệp. Đầu tư đào tạo bồi dưỡng mọi mặt đội ngũ lao động để đủ sức làm chủ quá trình hoạt động kinh doanh với yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao.
- Sắp xếp, bố trí cán bộ đảm bảo sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực như thành lập các tổ, nhóm kinh doanh đặc thù, định kỳ luân chuyển cán bộ theo chuyên môn, kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện công việc... Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với định hướng về công nghệ và sản phẩm được chọn trong tương lai.
- Phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả ứng dụng các sáng kiến cải tiến trong công tác chuyên môn. Khuyến khích nhân viên đầu tư nghiên cứu học tập, đổi mới tư duy và phong cách làm việc, đáp ứng tốt nhiệm vụ trước yêu cầu ngày càng đa dạng và cạnh tranh khắt nghiệt trong kinh doanh.
- Tạo dựng một môi trường văn hoá đặc thù cùng với sự đoàn kết thống nhất trong toàn Xí nghiệp, tạo niềm tin và động lực cho nhân viên, khuyến khích phát triển, tạo sự công bằng, dân chủ, chăm lo phúc lợi và quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Tất cả các cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp đều được tôn trọng, đều cảm nhận được sứ mạng và mục tiêu của đơn vị trong thời gian tới, từ đó tạo dựng được sự gắn bó trung thành và sự hy sinh của nhân viên đối với Xí nghiệp và cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Ở mỗi vị trí công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.
Trao nhiệm vụ và quyền hạn cho mỗi cấp độ nhân viên dưới sự kiểm soát của Ban lãnh đạo để họ có thể phát huy hết khả năng của mình và có động lực để cống hiến cho Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang.
Tóm lại: Nhân lực luôn được xem là một yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành
công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững trãi nhưng nếu thiếu lực lương lao động chuyên nghiệp thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, môi trường văn hóa doanh nghiệp thể hiện được đẳng cấp của doanh nghiệp và mỗi cá nhân làm việc trong doanh nghiệp đó. Có thể nói, con người tạo nên văn hóa doanh nghiệp và chính văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.