Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (là những người có chuyên môn) được tác giả trình bày và tham khảo ý kiến của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý chuyên môn, có thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu như Ban Giám đốc xí nghiệp, trưởng, phó các phòng ban, các cửa hàng trưởng, các trưởng kho (được phân bổ theo từng khu vực quản lý khác nhau trên địa bàn kinh doanh)
Cách xây dựng ma trận như sau:
- Tác giả đo lường “mức độ quan trọng” của các yếu tố bằng phương pháp lấy ý kiến của những người có chuyên môn.
- Cách thức thu thập thông tin được trình bày ở phần Phụ lục 2.2. Kết quả: sử dụng kết quả tính toán của Phụ lục 2.7
- “Các yếu tố chủ yếu” lấy từ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
- Xác định điểm “phân loại” được rút ra từ việc xác định bằng phương pháp lấy ý kiến của người có chuyên môn.
- Cách thức thu nhập thông tin được trình bày ở Phụ lục 2.2. Kết quả: Sử dụng kết quả tính toán của Phụ lục 2.7
Bảng 2.10: Ma trận đánh giá nội bộ Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang
Các yếu tố chủ yếu bên trong
Mức quan trọng Phân loại Điểm quan trọng
1. Đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm 0,086 3,0 0,258 2. Năng lực tài chính tốt 0,080 3,3 0,265 3. Hệ thống kho bãi, cửa hàng khang trang 0,078 3,3 0,259 4. Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh
giá cao 0,082 3,4 0,280
5. Chính sách bán hàng linh hoạt 0,084 2,7 0,227 6. Khả năng đáp ứng hàng hóa và đảm bảo nguồn
hàng cao 0,082 3,3 0,271
7. Giá thanh toán chưa linh hoạt 0,084 2,8 0,236 8. Năng lực vận chuyển đáp ứng kịp thời 0,082 3,3 0,271 9. Bộ phận Marketing chưa chuyên nghiệp 0,092 1,9 0,174 10. Mạng lưới phân phối ở vùng xâu vùng xa
chưa phát triển 0,082 1,8 0,148 11Nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít 0,084 2,1 0,177 12.Chất lượng dịch vụ khách hàng chưa được
quan tâm đúng mức 0,082 1,9 0,156
Tổng cộng 1,000 2,722
Từ ma trận IFE tại Bảng 2.10, tác giả tổng hợp và đưa ra nhận định chung với tổng số điểm đạt được là 2,722 trên mức trung bình 0,222 (điểm trung bình là 2,5).
Như vậy, với kết quả tổng hợp phân tích trên cho thấy sức mạnh nội bộ trong Xí nghiệp nhìn chung mới chỉ ở mức trên trung bình. Kết quả này ngụ ý, chiến lược được xây dựng trong tương lai, khía cạnh phòng thủ, khắc phục các nhược điểm của doanh nghiệp cũng là điểm Xí nghiệp cần lưu ý.
Tóm lại, các điểm mạnh cốt lõi của Xí nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang là: Đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm (S1), Năng lực tài chính tốt (S2), Hệ thống kho bãi, cửa hàng khang trang (S3), Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá cao (S4), Chính sách bán hàng linh hoạt (S5), Khả năng đáp ứng hàng hóa và đảm bảo nguồn hàng cao (S6), Năng lực vận chuyển đáp ứng kịp thời (S7). Các điểm yếu cốt lõi của Xí nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang là: Giá thanh toán chưa linh hoạt (W1), Bộ phận marketing chưa chuyên nghiệp (W2), Nguồn nhân lực chất lượng cao còn yếu (W3), Chất lượng dịch vụ khách hàng chưa được quan tâm đúng mức (W4).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả khái quát bức tranh tổng thể về Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang qua việc phân tích các hoạt động trên thị trường, nơi diễn ra cạnh tranh hết sức sôi động giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Với kết quả nghiên cứu của mình, trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích toàn bộ các hoạt động, các yếu tố môi trường bên trong của Xí nghiệp như: công tác quản trị với các chức năng dự báo, tổ chức hoạt động, kiểm tra; marketing với các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối, hoạt động chiêu thị và chăm sóc khách hàng; quản lý chất lượng và máy móc thiết bị; các mặt nguồn nhân lực, tài chính - kế toán, nghiên cứu, phát triển, hệ thống thông tin. Qua đó rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang, trên cơ sở đó xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.
Ngoài ra, chương 2 cũng tập trung phân tích môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô để có được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của Xí nghiệp đang diễn ra hết sức sôi động. Qua đó, xác định các cơ hội và mối đe dọa mà Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, đồng thời xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của doanh nghiệp với môi trường. Tuy nhiên, nếu Xí nghiệp không tận dụng khai thác những cơ hội, những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế, những đe dọa hay nói một cách khác là Xí nghiệp không có chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững và mở rộng thị phần, thị trường nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
CHƯƠNG 3
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP