- Tình hình tài chính của Xí nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 như sau:
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm
2010 Năm 2011
Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.064.560 2.661.430 2.883.481 2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 2.064.560 2.661.430 2.883.481 4. Giá vốn hàng bán 2.041.173 2.606.253 2.840.785 5. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 23.387 55.177 42.696 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.261 3.813 3.353 7. Chi phí tài chính 1.328 3.370 4.299 8. Chi phí bán hàng 18.922 27.174 31.175 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 728 779 1.086 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.670 27.667 9.489 11. Thu nhập khác 161 1.012 171
12. Chi phí khác 30 176 431
13. Lợi nhuận khác 131 836 (260) 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.801 28.503 9.229 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.450 7.126 2.307 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.351 21.377 6.922 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - -
Qua bảng 2.7 ta thấy:
-Doanh thu bán hàng chủ yếu của xí nghiệp qua các năm đều tăng; các khoản thu nhập khác tăng, giảm không đều là do xí nghiệp thường xuyên thanh lý tài sản để đầu tư trang thiết bị hiện đại. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh luôn ổn định, chủ yếu là doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, chính sách bán hàng hiện nay của công ty là phù hợp và có chiều hướng phát triển.
-Chi phí cũng tăng theo sự gia tăng của doanh thu về mặt số lượng lẫn tỷ trọng, điều này cho thấy sự phân bổ chi phí theo sản lượng và doanh thu hàng hóa bán ra là phù hợp. Lợi nhuận của năm 2011 tăng vọt do tình hình chung của mặt hàng xăng dầu thế giới và trong nước trong năm 2011 có nhiều biến động về giá cả. Điều đó cho thấy sự nhạy bén và nắm bắt thị trường, nắm bắt thông tin của xí nghiệp là tốt.
Qua việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tác giả nhận thấy rằng tình hình kinh doanh của xí nghiệp là rất khả quan, có chiều hướng tốt.
Bảng 2.8 Tình hình tài chính của Xí nghiệp Kinh doanh Xăng Dầu Kiên Giang qua các năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Giá trị Chênh lệch TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2010/ 2011 2011/2012 A Tổng tài sản 125.495 116.711 121.932 (8.784) 5.221 I Tài sản ngắn hạn 88.956 61.825 52.912 (27.131) (8.912)
1 Tiền và các khoản tương
đương tiền 2.847 1.276 6.497 (1.571) 5.221 2 Các khoản phải thu ngắn hạn 15.969 22.450 10.710 6.481 (11.739) 3 Hàng tồn kho 62.844 30.506 33.012 (32.339) 2.506 4 Tài sản ngắn hạn khác 7.296 7.594 2.693 298 (4.901)
I Tài sản dài hạn 36.539 54.886 69.020 18.347 14.134
1 Các khoản phải thu dài hạn 910 6 23 (904) 16 2 Tài sản cố định 35.082 53.575 67.443 18.494 13.868 3 Phải thu dài hạn khác 547 1.305 1.554 757 249
B Tổng nguồn vốn 125.495 116.711 121.932 (8.784) 5.221 I Nợ phải trả 125.495 116.711 121.932 (8.784) 5.221 1 Nợ ngắn hạn 124.406 116.520 116.702 (7.887) 182,39 2 Nợ dài hạn 1.089 192 5.230 (897) 5.038,40 II Vốn chủ sở hữu - - - - - 1 Nguồn vốn chủ sở hữu - - - - -
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - -
Việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính đã thu được các kết quả sau: Bảng 2.9. Một số chỉ số tài chính của Xí nghiệp từ năm 2010 -2012
Kết quả
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I Khả năng thanh toán
1 Khả năng thanh toán hiện hành 0,72 0,53 0,45
2 Khả năng thanh toán nhanh 0,16 0,21 0,16
II Hiệu quả hoạt động
1 Vòng quay hàng tồn kho 29,91 55,84 89,45
2 Vòng quay các khoản phải thu 87,93 136,58 173,91
3 Vòng quay của tổng tài sản 15,40 21,98 24,17
4 Hiệu suất đầu tư tài sản cố định 70,45 60,04 47,65
III Khả năng sinh lời
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,003 0,011 0,003
2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 0,043 0,235 0,077
3 Tỷ suất lợi nhuận trên Chi phí 0,003 0,011 0,003
IV Cơ cấu vốn
1 Tỷ số nợ 1,00 1,00 1,00
2 Tỷ số tài trợ - - -
(Nguồn[8]: Phòng Kế toán Hành chính Xí nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang)
Qua bảng 2.9 đã phân tích ở trên ta thấy:
- Về khả năng thanh toán (Liquidity Ratios)
Khả năng thanh toán hiện hành: Tỷ số này đánh giá thực trạng tổng quát tình
hình tài chính của xí nghiệp, năm 2010 là 0,72; năm 2011 là 0,53; năm 2012 là 0,45. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành hàng năm luôn nhỏ hơn 1 điều này đối với một doanh nghiệp là không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhưng theo thực tế thì Xí nghiệp luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thanh toán thông qua sự hỗ trợ vốn tối đa và ưu tiên của công ty mẹ.
Khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức
thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ phải trả của xí nghiệp. Năm 2010 khả năng thanh toán nhanh là 0,16; năm 2011 là 0,21; năm 2012 là 0,16.
Điều này cho ta thấy trong ba năm qua xí nghiệp ở tình trạng thiếu hụt tiền, không đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng trên thực tế là do các khoản tiền của xí nghiệp đều chuyển hết về công ty mẹ mỗi ngày. Hơn nữa, xí nghiệp không để tồn đọng lượng tiền có thể gây ứ động vốn, và đây cũng là cách mà xí nghiệp dùng để giảm bớt chi phí lãi vay của các khoản vốn vay.
- Về hiệu quả hoạt động (Activity Ratios)
Đây là các tỷ số đo lường hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, để đánh giá hoạt động, ta dùng các khoản chỉ tiêu sau:
Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ số này năm 2010 là 87,93, năm 2011 là 136,58; năm 2012 là 173,91 cho thấy chính sách bán hàng thanh toán chậm của xí nghiệp rất chặt chẽ, việc thu hồi nợ có hiệu quả, đảm bảo ổn định nguồn vốn không bị chiếm dụng. Tuy nhiên, cần phải xem lại chính sách này vì việc thắt chặt công nợ có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho có chiều hướng tăng rất
tốt, chứng tỏ xí nghiệp hoạt động có hiệu quả, giảm được vốn dự trữ, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi hàng hóa và giảm nguy cơ ứ đọng.
Vòng quay của tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho thấy doanh thu được tạo ra từ tổng
tài sản trong một kỳ kinh doanh. Một đồng tài sản đưa vào trong năm 2010 đã tạo ra 15,4 đồng doanh thu; năm 2011 là 21,98; năm 2012 là 24,17. Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm dần qua các năm, điều này cho thấy xí nghiệp chưa khai thác hết năng suất hoặc chưa đạt hiệu quả của tài sản cố định đã đầu tư.
- Về khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Thông qua chỉ tiêu này ta biết được lợi nhuận
có được từ hiệu quả của một đồng doanh thu bỏ ra. Từ một đồng doanh thu xí nghiệp thu được năm 2010 là 0,003 đồng lợi nhuận trước thuế; năm 2011 là 0,011 đồng; năm 2012 là 0,003 đồng. Qua đó ta thấy hiệu quả lợi nhuận của xí nghiệp là rất thấp, riêng năm 2011 cao hơn là do trong năm có nhiều biến động giá. Thực tế cũng cho thấy là mặt hàng xăng dầu thường có lợi nhuận không cao, ổn định, lợi nhuận chỉ biến động khi có sự biến động giá.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Qua số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của xí nghiệp năm 2010 là một đồng vốn đưa vào kinh doanh thu được 0,043 đồng lợi nhuận, năm 2011 thu được 0,235 đồng, năm 2012 thu được 0,77 đồng.
Nhìn chung, lợi nhuận của xí nghiệp hàng năm tăng, riêng năm 2011 tăng đột biến là do tác động của giá cả. Ở tình trạng thị trường bình ổn thì lợi nhuận tăng không cao.
Nhận xét: Qua phân tích thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp qua các năm 2010, 2011, 2012 cho thấy xí nghiệp hoạt động có hiệu quả, các chính sách bán hàng, thu nợ, tồn kho và sử dụng tài sản khá tốt. Lợi nhuận thu được so với doanh thu và so với tài sản không cao nhưng đảm bảo tài chính lành mạnh và kinh doanh có hiệu quả. Tuy nguồn vốn bị động và khả năng thanh toán không cao nhưng luôn đảm bảo các khoản thanh toán và rất uy tính với khách hàng vì luôn được sự quan tâm ưu tiên hàng đầu của công ty mẹ.
Tình hình quản lý các hoạt động tài chính kế toán của Xí nghiệp:
- Công tác kế toán đã thực hiện nghiêm chỉnh theo Luật kế toán thống kê, chế độ hoá đơn chứng từ. Công tác kiểm tra, thanh quyết toán từ văn phòng Công ty mẹ đến các công ty con, công ty thành viên, đặc biệt là Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ nên việc quản lý tiền hàng đạt kết quả khả quan, không có phát sinh tiêu cực, thất thoát hàng hoá.
- Hoàn tất công tác kiểm kê, lập báo cáo quyết toán hàng quý, kiểm toán hàng năm theo đúng chuẩn mực và đúng thời gian quy định.
- Thống nhất và triển khai việc cài đặt phần mềm kế toán theo chuẩn mực kế toán hiện hành;
- Thực hiện việc giao dịch và mở rộng quan hệ với các ngân hàng, tạo uy tín mở rộng hạn mức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cần thiết khi thanh toán, và đảm bảo các khoản công nợ bằng thư bảo lãnh.
- Kiểm tra, rà soát và điều chỉnh hạn mức bảo lãnh phù hợp với quy chế tài chính và tình hình vay vốn của doanh nghiệp.
- Theo dõi và thực hiện công tác điều động, bàn giao, đầu tư mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản, thanh lý tài sản thuộc quyền quản lý và sở hữu của Xí nghiệp.
- Kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn nghiệp vụ các đơn vị cửa hàng bán lẻ, các kho thực hiện công tác xử lý nợ, tổn thất tài chính đã phát sinh trong kỳ kế toán và còn tồn đọng tại Xí nghiệp.
- Triển khai tập huấn chế độ kế toán, quy chế tài chính áp dụng hiện hành và tổng kết công tác kiểm toán, báo cáo tài chính năm với Công ty kiểm toán Sao Việt.
- Lập và trình dự toán, kế hoạch kinh doanh hàng năm về công ty mẹ.
Nhận xét: Qua những đặc điểm nêu trên cho thấy Xí nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh về chế độ kế toán thống kê, áp dụng công nghệ tin học hiện đại phục vụ cho công tác quản lý.