Dân số của Việt Nam ước tính đến nay khoảng trên 88 triệu người, là quốc gia đông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, khoảng 28,81 triệu dân sống ở khu vực thành thị, 59,97 triệu dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở những vùng núi cao.
Ngoại cảnh văn hóa và xã hội cũng đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội và cả những mối đe dọa. Cùng với xu thế phát triển liên tục của nền kinh tế trong nước và xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, các kênh thông tin về kinh tế văn hóa và xã hội nhạy bén và kịp thời, sự du nhập các nền văn hóa, văn minh thế giới và khu vực được rộng mở. Trình độ văn hóa trong tiêu dùng của người dân được nâng cao và xu hướng đòi hỏi ngày càng cao văn minh thương mại, dịch vụ; sự thành công của các doanh nghiệp có chứa đựng yếu tố cần thiết là văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành phân tích chiến lược để hoạch định chiến lược, Xí nghiệp cần quan tâm các vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động của Xí nghiệp như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài sản cá nhân, phát triển đời sống văn hóa cho dân cư.
- Trình độ học vấn người dân ngày càng cao, vì vậy nhu cầu đòi hỏi dược đáp ứng chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ cung cấp, văn minh thương mại và văn hóa ứng xử trong quan hệ thương mại ngày càng cao.
- Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì ngày càng làm thay đổi logic quản lý, thay đổi các nhu cầu tiêu dùng của mọi người và chính điều này đang thúc đẩy các công ty phải tìm mọi biện pháp chi phí sản xuất kinh doanh, sử dụng các nguồn lực chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.
- Mỗi một sự thay đổi ảnh hưởng đến trào lưu tiêu dùng của xã hội sẽ đem lại triển vọng phát triển của công ty này nhưng cũng đem lại nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển cho công ty khác.
- Nhà quản lý chiến lược phải hết sức chú ý để nắm bắt nhanh chóng các thông tin từ những biến động xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình trong tương lai.