Từ những nguyên tắc cơ bản trên đây, có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với hoạch định chiến lược của doanh nghiệp như sau:
- Phải tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Việc lập chiến lược phải đảm bảo công ty dành được ưu thế bền vững và ít nhất là cầm cự được lâu dài đối với đối thủ cạnh tranh.
- Đảm bảo an toàn trong kinh doanh: các tác động của môi trường kinh doanh thường mang lại rủi ro đe dọa hơn là tạo cơ hội cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng được chiến lược phải đề ra được các biện pháp nhằm hạn chế hay giảm đến mức thấp nhất những bất lợi, giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
- Xác đinh các mục tiêu và khả năng thực hiện mục tiêu: chiến lược công ty nếu không triển khai thành hệ thống các mục tiêu cụ thể sẽ không thể thực hiện được.
- Dự đoán môi trường kinh doanh sắp tới: Dự đoán môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu hơn trong tương lai. Doanh nghiệp phải thu thập, phân tích và xử lý các thông tin thị trường, thông tin về nhà cung cấp về đối thủ và nhất là về nhu cầu của khách hàng để dự báo tình hình của doanh nghiệp một cách cá hiệu quả.
- Đề ra các giải pháp, biện pháp hổ trợ hữu hiệu cho các chiến lược đã chọn: chiến lược mà doanh nghiệp chọn thường do Ban Giám đốc doanh nghiệp mà cao nhất là Giám đốc quyết định lựa chọn. Tuy nhiên những biến động trong thực tế kinh doanh khiến cho các giải pháp, biện pháp được chọn khó phát huy tác dụng, nếu chúng ta không dự trù các giải pháp, biện pháp thay thế.
- Kết hợp hai loại chiến lược có chủ định và chiến lược phát khởi trong quá trình thực hiện. Mô thức đó là một sản phẩm kết hợp giữa chiến lược có chủ định và chiến lược phát khởi ngoài dự kiến ban đầu của nhà hoạch định chiến lược. Đây là quan điểm hiện đại của khái niệm chiến lược.