Các kiến nghị:

Một phần của tài liệu chiến lược phát triền của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang đến năm 2020 (Trang 99)

3.4.1 Đối với nhà nước

- Sớm xem xét và điều chỉnh giảm bớt đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, không nên để tồn tại 14 doanh nghiệp đầu mối như hiện nay; bởi vì, nếu tiếp tục duy trì tình trạng hiện nay thì sẽ diễn ra lãng phí nguồn lực doanh nghiệp do mỗi doanh nghiệp tự cân đối và đầu tư hệ thống kho cảng, tranh giành địa bàn không lành mạnh, đua nhau giảm giá xăng dầu và các chính sách nhỏ lẻ thiếu tính chiến lược; như vậy sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực quốc gia và mỗi doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, yếu thế trong cạnh tranh.

- Đối với nghị định 84, cần được mở rộng, cho phép ký kết hợp đồng với ít nhất 02 nhà nhập khẩu đầu mối để tránh trường hợp các tổng đại lý bị ép giá và thiếu hụt nguồn hàng.

- Có chế tài nghiêm minh xử lý các trường hợp gian lận thương mại, trốn thuế nhập khẩu xăng dầu, lập trật tự ổn định đối với kinh doanh xăng dầu.

3.4.2 Các kiến nghị với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

- Tạo nguồn hàng ổn định, điều này rất quan trọng với Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang trong việc bình ổn thị trường xăng dầu trong tỉnh.

- Cải thiện chính sách hoa hồng đại lý để hỗ trợ xí nghiệp trong việc cạnh tranh với các đầu mối trên trị trường.

- Thay đổi chính sách bán hàng về việc mua hàng, nhận hóa đơn và đảm bảo hàng hóa đã xuất hóa đơn không bị hủy, tạo điều kiện cho xí nghiệp hỗ trợ đại lý khi có biến động giá.

3.4.3 Đối với công ty mẹ:

- Đảm bảo ưu tiên hỗ trợ tối đa nguồn vốn cho xí nghiệp, tạo điều kiện để xí nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo các khoản thanh toán và thu hồi công nợ.

- Phân cấp quyền hạn cho xí nghiệp trong việc xây dựng các cửa hàng bán lẻ, cải tạo và mua sắm tài sản của xí nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa chi phí mà công năng hiệu quả cao hơn.

- Phân cấp cho xí nghiệp được bố trí, tuyển dụng nhân sự theo nhu cầu và tình hình thực tế tại xí nghiệp.

- Phân cấp cho xí nghiệp xây dựng mức lương cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp theo nhu cầu công việc (trên nền tảng căn cứ theo quy định của luật lao động và theo quỹ lương của xí nghiệp). Trả lương thêm theo hiệu quả công việc và mức độ cống hiến để động viên nhân viên phát huy hết năng lực của mình.

- Công khai, minh bạch, tạo lòng tin và sự an tâm của nhân viên trong việc xét thi đua khen thưởng hoặc các hình thức phạt.

3.4.4 Đối với xí nghiệp

- Triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung chiến lược và giải pháp chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao đối với xí nghiệp, tạo nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và sự cần thiết của chiến lược kinh doanh trong công nhân viên lao động toàn xí nghiệp, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong Ban lãnh đạo và các cấp quản lý của xí nghiệp. Tổ chức thực hiện các giải pháp kinh doanh phải đồng thời nâng cao chất lượng điều hành và quản lý, tiếp tục thực hiện xây dựng và tôn tạo văn hóa doanh nghiệp văn minh và tiến bộ...

- Tiếp tục củng cố và kiện toàn lại bộ máy tổ chức và nhân sự một cách có hiệu quả và linh động, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ nhân viên ở xí nghiệp để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh và nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua nó doanh nghiệp có thể khai thác được cơ hội và tránh được rủi ro tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích nghi với môi trường kinh doanh. Do đó, Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang cần quan tâm thích đáng đến công tác chiến lược. Đây chính là cơ sở để đưa ra các quyết định cụ thể về đầu vào cũng như đầu ra của Xí nghiệp.

KẾT LUẬN

Dựa trên những lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh, chúng ta nhận thấy rằng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp không thể thành công nếu không có chiến lược kinh doanh phù hợp. Với mong muốn Xí nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang phát triển bền vững, tác giả đã nghiên cứu phân tích sâu môi trường bên trong và bên ngoài xí nghiệp, kết hợp lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia. Qua đó xác định được các mặt mạnh, mặt yếu, nguy cơ và cơ hội có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Phối hợp các yếu tố trên theo từng nhóm và thông qua ma trận SWOT, QSPM đã hình thành và lựa chọn được các nhóm chiến lược vừa phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội hay sử dụng điểm mạnh, cơ hội để hạn chế, khắc phục điểm yếu, né tránh nguy cơ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp đến năm 2020. Các nhóm chiến lược được lựa chọn bao gồm:

Chiến lược nâng cao dịch vụ khách hàng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Chiến lược phát triển thị trường

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn về việc xây dựng, lựa chọn và đề xuất các giải pháp nhằm thực thi các chiến lược kinh doanh cho xí nghiệp.

Với đề tài “Chiến lược phát triển của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang đến năm 2020” bản thân đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, luận văn vẫn còn một số hạn chế thể hiện trên một số phương diện sau:

Về cơ sở lý luận: Nội dung của Quản trị chiến lược là rất rộng lớn và phức tạp, tổng hợp nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Những cơ sở lý luận và mô hình lý thuyết áp dụng trong quản trị chiến lược cũng rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào mô hình cũng như phạm vi hoạt động mà có những nghiên cứu khác. Luận văn này chỉ đề cập một phần rất nhỏ trong khối kiến thức đó, chưa bao hàm hết nội dung cơ bản của môn học quản trị chiến lược.

Về phần nghiên cứu tình huống: Luận văn nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là mặt hàng kinh doanh chính của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang.

Thời gian nghiên cứu chiến lược chỉ giới hạn tới năm 2020 chưa khái quát hết được hướng phát triển xa hơn trong tương lai.

Trong thời gian tới khi điều kiện và thời gian cho phép, bản thân sẽ tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn (lĩnh vực phát triển nói chung và quản trị chiến lược nói riêng) nhằm trang bị và bổ sung thêm cho mình những kiến thức chuyên môn cần thiết để giúp hoàn thiện đề tài trên một cách khoa học và khả thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Liên Diệp, Pham Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội.

2. Vũ Văn Dân (2013), Luận văn thạc sĩ “Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh của Công ty Xăng Dầu Phú Khánh”.

3. Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm. ThS. Trần Hữu Hải Quản Trị Chiến Lược, NXB Dân Trí.

4. Đào Duy Huân, Quản Trị Chiến Lược, NXB Thống Kê

5. Hồ Đức Hùng (2000), Quản trị toàn diện doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 6. Trần Minh Khoa (2013), Luận văn thạc sĩ “Nâng Cao Căng Lực Cạnh Tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang trong phân phối xăng dầu tại khu vực Kiên Giang”

7. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.

8. Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang từ 2007-2012.

* Tiếng Anh:

9. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê

10. H.Mintzberg and A water. “of Strategies.Delibery and Emergent” Strategic Management Journal,6,1985

11. Kotler, Philip (1997), Quảng trị Marketing, người dịch vũ Trọng Hùng, NXB Thống kê.

PHỤ LỤC: 2.1

PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC VẤN ĐỀ BÊN NGOÀI CỦA XÍ NGHIỆP

Kính gửi: Quý Ông/Bà,

Tôi tên: Trần Thị Cẩm Loan, là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Chiến lược phát triển của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang đến năm 2020”.

Nhằm xác định được những nguy cơ, cơ hội quan trọng để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển xí nghiệp, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây. Chúng tôi cam kết phiếu khảo sát này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu không dùng cho mục đích thương mại. 1. Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên ngoài dưới đây đối với sự thành bại của xí nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu ? (Xin cho điểm bằng cách đánh dấu X vào các ô 1, 2, 3,4 hoặc 5 tùy theo mức độ quan trọng: 1 là không quan trọng; 2 là ít quan trọng; 3 là bình thường; 4 là quan trọng; 5 là rất quan trọng; (+) là thuận lợi; (-) là khó khăn vào ô tính chất tác động).

Các yếu tố môi trường bên ngoài 1 2 3 4 5 Tính chất tác động 1.Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng cao

2.Sự hỗ trợ tích cực từ Tập đoàn, công ty mẹ 3.Tiềm năng khách hàng biển, vùng nông thôn 4.Vị trí thuận lợi cho giao thương

5.Thu nhập của người tiêu dùng tăng 6.Niềm tin và uy tín thương hiệu

7.Chính phủ quan tâm đến ngành xăng dầu

8.Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 9.Cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty đầu mối 10. Giá đầu vào

11. Cơ chế điều hành xăng dầu của liên bộ Tài chính- Công thương theo Nghị định 84/2009/CP-NĐ

12.Gian lận trong kinh doanh xăng dầu

13. Sự thay thế các sản phẩm khí và xăng dầu chế biến sinh học

2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về phản ứng của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài ? (cho điểm từ 1 đến 4 theo mức độ phản ứng: 1 là phản ứng yếu; 2 là phản ứng trung bình; 3 là phản ứng trên trung bình; 4 là phản ứng tốt).

(Gợi ý: Phản ứng tốt có nghĩa là xí nghiệp đã tận dụng tốt được cơ hội hoặc né tránh hoàn toàn được nguy cơ; phản ứng yếu có nghĩa là xí nghiệp hoàn toàn không tận dụng được cơ hội hoặc không né tránh được nguy cơ)

Các yếu tố môi trường bên ngoài 1 2 3 4 1.Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng cao

2.Sự hỗ trợ tích cực từ Tập đoàn, công ty mẹ 3.Tiềm năng khách hàng biển, vùng nông thôn 4.Vị trí thuận lợi cho giao thương

5.Thu nhập của người tiêu dùng tăng

6.Niềm tin từ khách hàng đối với uy tín thương hiệu 7.Chính phủ quan tâm đến ngành xăng dầu

8.Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 9.Cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty đầu mối 10. Giá đầu vào

11.Cơ chế điều hành xăng dầu của liên bộ Tài chính-Công thương theo Nghị định 84/2009/CP-NĐ

12.Gian lận trong kinh doanh xăng dầu

13.Sự thay thế các sản phẩm khí và xăng dầu chế biến sinh học 14.Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm

Cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của chúng tôi ! 3. Thông tin cá nhân chuyên gia

1 Họ và tên 2 Địa chỉ 3 Điện thoại 4 Chức vụ hiện tại

PHỤ LỤC: 2.2

PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỘI BỘ CỦA XÍ NGHIỆP Kính gửi: Quý Ông/Bà,

Tôi tên: Trần Thị Cẩm Loan, là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Chiến lược phát triển của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang đến năm 2020”.

Nhằm xác định được những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển xí nghiệp, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây. Chúng tôi cam kết phiếu khảo sát này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu không dùng cho mục đích thương mại. 1. Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong dưới đây đối với sự thành bại của xí nghiệp trong ngành xăng dầu ? (Xin cho điểm bằng cách đánh dấu X vào các ô 1, 2, 3, 4 hoặc 5 tùy theo mức độ quan trọng: 1 là không quan trọng; 2 là ít quan trọng; 3 là bình thường; 4 là quan trọng; 5 là rất quan trọng; (+) là thuận lợi; (-) là khó khăn vào ô tính chất tác động).

Các yếu tố môi trường bên trong 1 2 3 4 5 Tính chất tác động 1.Đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm

2.Năng lực tài chính tốt

3. Hệ thống kho bãi, cửa hàng khang trang

4.Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá cao 5.Khả năng tồn chứa cao

6.Chính sách bán hàng linh hoạt 7.Mạng lưới phân phối rộng 8.Thị phần lớn

9.Hệ thống thông tin mạnh

10.Khả năng đáp ứng hàng hóa cao 11.Khả năng đảm bảo nguồn hàng tốt 12.Giá thanh toán chưa linh hoạt

13.Năng lực vận chuyển đáp ứng kịp thời 14.Bộ phận marketing chưa chuyên nghiệp

15.Mạng lưới phân phối vùng xâu, vùng xa chưa phát triển

16.Nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít

17.Chất lượng dịch vụ khách hàng chưa được quan tâm đúng mức

2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về phản ứng của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang dưới sự tác động của các yếu tố bên trong ? (cho điểm từ 1 đến 4 theo mức độ phản ứng: 1 là phản ứng yếu; 2 là phản ứng trung bình; 3 là phản ứng trên trung bình; 4 là phản ứng tốt).

(Gợi ý: Phản ứng tốt có nghĩa là xí nghiệp đã tận dụng tốt được cơ hội hoặc né tránh hoàn toàn được nguy cơ; phản ứng yếu có nghĩa là xí nghiệp hoàn toàn không tận dụng được cơ hội hoặc không né tránh được nguy cơ)

Các yếu tố môi trường bên trong 1 2 3 4 1.Đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm

2.Năng lực tài chính tốt

3. Hệ thống kho bãi, cửa hàng khang trang

4.Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá cao 5.Khả năng tồn chứa cao

6.Chính sách bán hàng linh hoạt 7.Mạng lưới phân phối rộng 8.Thị phần lớn

9.Hệ thống thông tin mạnh

10.Khả năng đáp ứng hàng hóa cao 11.Khả năng đảm bảo nguồn hàng tốt 12.Giá thanh toán chưa linh hoạt

13.Năng lực vận chuyển đáp ứng kịp thời 14.Bộ phận marketing chưa chuyên nghiệp

15.Mạng lưới phân phối vùng xâu, vùng xa chưa phát triển 16.Nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít

17.Chất lượng dịch vụ khách hàng chưa được quan tâm đúng mức

Cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của chúng tôi ! 3. Thông tin cá nhân chuyên gia

1 Họ và tên 2 Địa chỉ 3 Điện thoại 4 Chức vụ hiện tại

PHỤ LỤC: 2.3

PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Nhằm xác định được những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đối với các doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc lập Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây. Chúng tôi cam kết phiếu khảo sát này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu không dùng cho mục đích thương mại.

1. Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố cạnh tranh dưới đây đối với sự thành bại của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu ? (Xin cho

Một phần của tài liệu chiến lược phát triền của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang đến năm 2020 (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)