CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty ô tô Toyota Việt Nam đến năm
Ngành sản xuất ô tô tuy là một ngành công nghiệp còn non trẻ tại Việt Nam nhưng nó đã phần nào khẳng định được vị thế của mình trên thế giới. Ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển trên thế giới, sản lượng ô tô được tiêu thụ cũng tăng đáng kể đặt ra những cơ hội cũng như thách thức đối với những doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Việt Nam đang ở giai đoạn chứng kiến nhiều đổi thay và phát triển để xây dựng nền móng vững chắc cho đất nước, con người Việt Nam và thế hệ tương lai. Vì vậy, đường lối phát triển quan trọng nhất của Công ty ô tô Toyota Việt Nam là chia sẻ thành công với xã hội Việt Nam thông qua những hoạt động sau:
- Nỗ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng
- Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống
- Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp trong nước
- Bổ sung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, đồng thời xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên Việt Nam làm việc tại Toyota
- Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh lâu dài và bền vững ở Việt Nam
Thách thức càng lớn hơn khi Việt Nam đã gia nhập WTO và cam kết đến năm 2018, thuế nhập khẩu trở về bằng 0%. Khi đó, ngành công nghiệp ô tô trong nước không còn được bảo hộ như hiện tại, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi đứng trước một sản phẩm lắp ráp nội địa với một sản phẩm nhập khẩu. Điều này đặt ra thách thức đòi hỏi những nhà sản xuất ô tô trong nước phải có chiến lược quản lý chi phí thật hiệu quả để có thể cạnh tranh với sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các công ty Toyota khác trong tập đoàn. Hiện tại, Công ty ô tô Toyota Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nội địa hoá để giảm giá thành linh kiện, tăng sự chủ động trong nguồn cung vật liệu hướng tới tỷ lệ nội địa hoá 40%.