Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty ô tô toyota việt nam (Trang 134)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT

3.3.2. Về phía doanh nghiệp

Bên cạnh những yêu cầu cho Nhà nước và các tổ chức đào tạo và tư vấn kế toán, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần chủ động để có thể thực hiện được việc hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị của mình. Một số điểm chính cần lưu ý như sau:

- Công ty cần nâng cao nhận thức và trình độ của nhà quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị chi phí sản xuất để tăng cường khả năng ra quyết định chính xác và kịp thời. Nhà quản trị cần hiểu rõ sự cần thiết phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị chặt chẽ và có chất lượng. Vì chỉ khi có một hệ thống kế toán quản trị hoạt động hiệu quả, nhà quản trị mới có thể căn cứ vào những thông tin được cung cấp để ra quyết định quản trị một cách chính xác và kịp thời.

- Tổ chức bộ máy kế toán quản trị cần độc lập tương đối với kế toán tài chính. Kế toán quản trị sử dụng thông tin chi tiết mà kế toán tài chính cung cấp nhưng đồng thời cũng cần bảo vệ tính bảo mật của thông tin kế toán quản trị.

- Về nguồn nhân lực phục vụ kế toán quản trị, đội ngũ kế toán viên trước hết phải có trình độ chuyên môn về kế toán tài chính cũng như về kế toán quản trị. Không những vậy, vì kế toán quản trị phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, do đó, kế toán viên của bộ phận kế toán quản trị cần có sự hiểu biết sâu và toàn diện về chi phí sản xuất cũng như những khoản mục chi phí khác phát sinh trong Công ty. Vì có hiểu được bản chất và nắm được đặc thù của từng loại chi phí, kế toán viên mới có thể chỉ ra vấn đề đang tồn tại trong từng hạng mục chi phí giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết định quản trị kịp thời và chính xác.

- Đối với hệ thống kế toán quản trị: Trước hết, Công ty cần nâng cấp phần mềm kế toán đang sử dụng với định hướng phục vụ tốt hơn cho kế toán quản trị. Thứ hai, Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ doanh nghiệp một cách đồng bộ và thống nhất, tránh sự trùng lắp đảm bảo cho việc truyền tải thông tin được thông suốt, nhanh chóng và kịp thời. Thứ ba, cần thiết lập một hệ thống định mức khoa học và đúng bản chất của từng loại chi phí sản xuất. Có như vậy thông tin kế toán quản trị đưa ra mới đủ tin cậy để làm căn cứ cho việc ra quyết định của nhà quản trị.

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng và đánh giá những tồn tại ở Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong chương 2, chương 3 trình bày về sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất, bên cạnh đó đưa ra giải pháp trên bốn kía cạnh: hoàn thiện tổ chức kế toán, hoàn thiện phân loại và hạch toán chi phí sản xuất, hoàn thiện hệ thống định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và hoàn thiện hệ thống báo cáo chi phí sản xuất phục vụ cho mục đích quản trị. Đồng thời luận văn cũng nêu ra những yêu cầu cơ bản để thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí sản xuất ở Công ty ô tô Toyota Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí sản nói riêng là những khái niệm còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong điều kiện như vậy, hệ thống kế toán quản trị của công ty ô tô Toyota Việt Nam cũng đã đạt được những thành công nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý cũng như vấp phải những lúng túng trong việc quản lý chi phí. Chính những tồn tại này đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị để thông tin mà kế toán quản trị cung cấp phản ánh đúng đắn, đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất, giúp cho nhà quản trị ra những quyết định điều hành sản xuất kinh doanh kịp thời và chính xác. Không những vậy, một hệ thống kế toán quản trị hoàn thiện sẽ cung cấp cho nhà quản trị một cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất thông qua việc phân tích tình hình thực tế với định mức và dự toán đã được thiết lập.

Trong điều kiện nhất định luận văn đã được một số kết quả sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất trong giai đoạn hiện nay. Từ đó khái quát hoá những mô hình kế toán quản trị trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho những doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất ô tô nói riêng.

- Tìm hiểu đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ô tô Toyota Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty đến công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất.

- Tiến hành tổng hợp phân tích thực trạng, tìm ra ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất của công ty và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại này.

- Chỉ ra sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty, từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty ô tô Toyota Việt Nam.

Với những nội dung đã trình bày, theo tác giả, luận văn đã đạt được yêu cầu đặt ra đối với một luận văn Thạc sỹ. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận không thể tránh khỏi hạn chế hay nhiều vấn đề phát sinh trong nội tại doanh nghiệp cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phản hồi để trước mắt là hoàn thiện

kiến thức về lý luận và thực tiễn của bản thân, sau đó là tiếp tục đưa ra những hoàn thiện cho công tác kế toán quản trị tại công ty ô tô Toyota Việt Nam.

Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Thị Gái – người đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty ô tô toyota việt nam (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w