Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty ô tô Toyota Việt Nam Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức theo mô

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty ô tô toyota việt nam (Trang 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty ô tô Toyota Việt Nam Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức theo mô

Toyota Việt NamBộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức theo mô

hình trực tiếp để phù hợp với chức năng hoạt động và yêu cầu quản lý. Cụ thể, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ô tô Toyota Việt Nam như sau:

-Tổng Giám Đốc: thực hiện chức năng quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty. Tổng Giám Đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.

- Phó Tổng Giám Đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty.

Xem xét phê duyệt phương án do Tổng Giám đốc đề nghị về việc kinh doanh của Công ty.

- Giám đốc sản xuất: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám Đốc. Quản lý chung hoạt động của các xưởng trong nhà máy, quản lý các phòng ban hỗ trợ sản xuất (phòng Mua hàng – Nội địa hoá, phòng Kỹ sư, phòng Quản lý sản xuất, phòng Quản lý chất lượng, phòng Hành chính sản xuất…)

- Giám đốc Marketing: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc. Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động trước – trong – sau bán hàng (các phòng ban nghiên cứu thị trường, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, các chiến dịch thúc đẩy bán hàng, chương trình sự kiện để quảng bá hình ảnh công ty)

- Giám đốc Hành Chính và Tài Chính: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc. Chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động hành chính, tài chính và nhân sự của công ty.

- Các phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước các Giám đốc về kết quả hoạt động của bộ phận do mình quản lý. Tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên và báo cáo kết quả hoạt động cho Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc và Giám đốc.

- Bộ phận sản xuất bao gồm

+ Phòng sản xuất: quản lý các xưởng trực tiếp sản xuất (Dập – Sơn – Hàn – Lắp ráp), bộ phận Bảo dưỡng, phòng quản lý kế hoạch sản xuất và phòng Kỹ sư: chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật trong hoạt động của dây chuyền, triển khai những dự án xe mới từ khi nhận được bản vẽ, thiết kế từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản đến khi đưa dự án xe vào sản xuất hàng loạt.

+ Phòng hành chính sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hành chính trong nhà máy như hoạt động về môi trường, an toàn, tổng hợp các số liệu sản xuất thực tế, so sánh định mức đã đặt ra, từ đó giúp cấp trên có cái nhìn tổng thể và đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.

+ Phòng quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng chung của sản phẩm sản xuất. Phòng quản lý chất lượng bao gồm bộ phận Quản lý chất lượng sản xuất quản lý xưởng Kiểm tra và bộ phận Đảm bảo chất lượng quản lý chất lượng sản phẩm sau khi được chuyển tới khách hàng.

+ Phòng kế hoạch bán hàng: chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, định giá bán sản phẩm, đào tạo kỹ năng bán hàng và tổ chức các chiến dịch để thúc đẩy bán hàng.

+ Phòng quản lý đại lý: chịu trách nhiệm quản lý đại lý, nghiên cứu thị trường để mở rộng hệ thống đại lý.

+ Phòng dịch vụ sau bán hàng: Đào tạo về dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, các chiến dịch chăm sóc khách hàng sau bán hàng.

+ Phòng Quan hệ cộng đồng: chịu trách nhiệm về các chương trình ngoài bán hàng nhưng phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu và danh tiếng của công ty.

- Bộ phận Hành chính và Tài chính:

+ Phòng Hành chính: giúp cho sự quản lý của Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc trong các lĩnh vực thuộc: hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, tổng hợp các báo cáo chung trong Công ty.

+ Phòng nhân sự: tổ chức hoạt động nhân sự, tuyển dụng lao động, giải quyết các chính sách của người lao động.

+ Phòng Tài chính: ghi chép, cân đối nguồn vốn, phân tích lỗ lãi và cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động tài chính.

- Phòng kiểm toán nội bộ: hoạt động tư vấn và kiểm toán độc lập, khách quan nhằm gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, kiểm soát và quản lý rủi ro.

Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty được khái quát hoá theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty ô tô Toyota Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty ô tô toyota việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w