THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SỐ LƯỢNG – LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty ô tô toyota việt nam (Trang 49)

QUAN HỆ CHI PHÍ – SỐ LƯỢNG – LỢI NHUẬN

Trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết định cho mọi hoạt động. Do vậy phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận chính là cơ sở khoa học ra các quyết định như:

- Định giá bán đơn vị sản phẩm để phù hợp với thu nhập của khách hàng, thị trường tiêu thụ và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Tăng, giảm chi phí khả biến đơn vị sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm thích nghi với nhu cầu khách hàng.

- Đầu tư chi phí cố định để tăng nhanh về công suất, chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

- Xác định sản lượng sản phẩm tiêu thụ như thế nào để đạt lợi nhuận tối đa và khai thác hết công suất của máy móc thiết bị và các tài sản đã đầu tư nhằm giảm chi phí bình quân thấp nhất.

- Xác định cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phù hợp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của các yếu tố sản xuất và nhu cầu của thị trường.

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận (C-V-P) giúp doanh nghiệp có cái nhìn bản chất hơn về tình hình kinh doanh thực tế, từ đó có các quyết định đúng đắn. Một số chỉ tiêu hay được dùng trong phân tích mối quan hệ C-V-P là:

Số dư đảm phí hay còn gọi là lãi trên biến phí là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi chi phí khả biến (khoản chênh lệch giữa giá bán chưa có thuế của sản phẩm và biến phí của sản phẩm đó)

Số dư đảm phí = Doanh thu x Biến phí tương ứng với doanh thu

Đối với 1 đơn vị sản phẩm thì số dư đảm phí chính là doanh thu của sản phẩm đó trừ đi chi phí khả biến của nó.

Số dư đảm phí bình quân chỉ áp dụng khi doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, các sản phẩm thường mang tính đồng chất. Số dư đảm phí BQ = Tổng số dư đảm phí / Tổng sản lượng sản phẩm

Số dư đảm phí là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của từng bộ phận hay toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đôi với các nhà quản trị doanh nghiệp: Số dư đảm phí là chỉ tiêu cơ bản dùng để trang trải chi phí cố định và là bộ phận quan trọng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối với loại sản phẩm nào có số dư đảm phí cao nhất đó chính là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư vào sản phẩm đó. Khi tăng cùng một mức sản lượng, những sản phẩm có số dư đảm phí cao thì nức độ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Khi giảm cùng một mức sản lượng, doanh nghiệp nên chọn các sản phẩm có số dư đảm phí thấp, nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động.

Khi doanh nghiệp đã đạt điểm hoà vốn, số dư đảm phí đơn vị sản phẩm cũng chính là phần lợi nhuận tăng thêm khi bán thêm được một sản phẩm nữa.

Lợi nhuận tăng thêm sau khi đạt

điểm hoà vốn = Số lượng sản phẩm bán trên điểm hoà vốn x Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm

* Tỷ lệ số dư đảm phí (hay còn gọi là tỷ lệ lãi trên biến phí) là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ số giữa tổng số dư đảm phí và doanh thu (giá bán chưa thuế sản phẩm).

Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm là tỷ số giữa số dư đảm phí và doanh thu của sản phẩm đó. Tỷ lên số dư đảm phí của 1 sản phẩm và 1 loại sản phẩm là như nhau. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thường áp dụng khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiề loại sản phẩm khác nhau.

Tỷ lệ số dư đảm phí một loại sản phẩm

Tổng số dư đảm phí một loại sản phẩm = ---

Tổng doanh thu một loại sản phẩm Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm = --- Giá bán đơn vị sản phẩm Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân Tổng số dư đảm phí = --- Tổng doanh thu tiêu thụ

Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị như sau:

> Tỷ lệ số dư đảm phí cho ta biết trong 100 đồng doanh thu thì ta có bao nhiêu đồng dùng để trang trải chi phí khả biến và còn lại bao nhiêu đồng phần thuộc về số dư đảm phí dùng để bù đắp chi phí cố định

> Tỷ lệ số dư đảm phí cho phép doanh nghiệp xác đinh khả năng sinh lời của từng loại sản phẩm. Trong trường hợp cùng tăng một mức doanh thu như nhau, những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao thì tốc độ tạo ra lợi nhuận nhanh và đó chính là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.

> Tỷ lệ số dư đảm phí là một kênh thông tin quan trọng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ, phương án đầu tư, dùng để so sánh với các chỉ tiêu khác khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh.

Sau khi đã đạt điểm hoà vốn, tỷ lệ số dư đảm phí cũng chính là tỷ lệ tăng lợi nhuận khi doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên:

Lợi nhuận tăng thêm sau khi đạt =

Doanh thu tiêu thụ trên x

Tỷ lệ số dư đảm phí sản

điểm hoà vốn điểm hoà vốn phẩm * Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ:

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thường kinh doanh đa ngành, nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Mỗi một mặt hàng thường có vai trò khác nhau trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị cần phải chọn những sản phẩm có doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong tổng các mặt hàng kinh doanh. Hay nói một cách khác cơ cấu của các sản phẩm tạo ra lợi nhuận cao thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh nghiệp. Như vậy để nâng cao lợi nhuận, các nhà quản trị cần phải xem xét cơ cấu tiêu thụ một cách khoa học.

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng của từng mặt hàng chiếm trong tổng số các mặt hàng tiêu thụ.

Cơ cấu sản phẩm tính theo doanh thu: Cơ cấu tiêu thụ của

một mặt hàng (Tính theo doanh thu)

Doanh thu tiêu thụ của một mặt hàng = ---

Tổng doanh thu tiêu thụ

Hoặc cũng có thể tín theo thước đo hiên vật (áp dụng với các sản phẩm đồng chất)

Cơ cấu tiêu thụ của một mặt hàng (Tính theo sản lượng)

Sản lượng tiêu thụ của một mặt hàng = ---

Tổng sản lượng tiêu thụ

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị:

- Phân tích cơ cấu tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thiết lập được một cơ cấu hợp lý về số lượng, chủng loại sản phẩm nhằm thỏa mã nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời là cơ sở cho việc ra quyết định sản xuất sản phẩm cũng như quyết định thu mua hàng hóa một cách hợp lý.

- Do mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí và số dư đảm phí đơn vị khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm tỷ lệ số dư đảm phí bình quân và số dư đảm phí bình quân thay đổi theo.Sự thay đổi này ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy các quản trị kinh doanh phải biết lựa chon cơ cấu tiêu thụ sản phẩm hợp lý để làm tăng lợi nhuận.

* Điểm hoà vốn:

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm vừa đủ bù đắp chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc là điểm mà tại đó tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí cố định. Hay nói một cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không.

Chi phí trong nội dung phân tích điểm hòa vón cần được phân loại chi tiết theo biến phí và định phí. Định phí được xem xét là chi phí thời kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Biến phí được gắn với các định mức cho từng loại sản phẩm.

Phân tích điểm hòa vốn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động xác định tai mức doanh thu nào thì tương ứng với sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ. Đồng thời cũng biết được cần một khoản thời gian bao nhiêu để đạt được điểm hòa vốn và mức lợi nhuận dự định. Từ đó doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Trên cơ sở đó để xây dựng các giá bán, các chi phí phát sinh phù hợp

Đối với các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hay nhiều loại sản phẩm đồng chất, chúng khác nhau về khối lượng, kích cỡ, quy cách, sản lượng hoà vốn được tính theo công thức sau:

Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí / Giá bán đơn vị sản phẩm - Biến phí đơn vị sản phẩm

* Các chỉ tiêu về phạm vi an toàn như doanh thu an toàn, sản lượng an toàn, thời gian an toàn là phần chênh lệch giữa kết quả thực tế (dự toán) so với điểm hoà vốn. Các chỉ tiêu an toàn càng cao chứng tỏ mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định (rủi ro thấp) và ngược lại.

* Cơ cấu chi phí: Kế toán quản trị chủ yếu nghiên cứu cơ cấu chi phí qua biến phí và định phí. Không có mô hình cơ cấu chi phí chuẩn cho mọi doanh nghiệp mà cần dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đó. Phân tích cơ cấu chi phí nhằm ổn định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp, và cũng thấy được tình hình biến động doanh thu của doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp có cơ cấu chi phí ngược lại.

* Độ lớn đòn bẩy kinh doanh: Đòn bẩy kinh doanh là một phương tiện nhằm đạt được sự tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh được tính theo công thức:

Độ lớn đòn bẩy Tổng số dư đảm phí kinh doanh = Tổng lợi nhuận

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp và nó chi phối mức độ rủi ro trong các phương án đầu tư. Những dự án đầu tư có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao (tỷ lệ định phí cao hơn biến phí, lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu) thì hệ số an toàn thấp và ngược lại.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty ô tô toyota việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w