Định hướng phát triển GDTX ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 28)

Cùng với xu thế phát triển chung của GDTX trên thế giới, Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, đặc biệt là GDTX nhằm giúp ngày càng nhiều người được học tập, thu hút ngày càng nhiều lực lượng tham gia xây dựng giáo dục, hướng tới một xã hội học tập như đã nêu tại Báo cáo Chính trị Đại Hội Đảng khoá VI (1986); Nghị quyết Trung Ương 4 (khoá VII năm 1993); Nghị quyết Trung Ương 2 (Khoá VIII năm 1996; Báo cáo chính trị Đại hội Đảng khoá IX (2001); Luật Giáo dục (2005); Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng X (2006); Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XI (2011).

Qua báo cáo Chính trị của các kì Đại hội Đảng đều khẳng định và nêu rõ: Giáo dục không chính quy có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc

dân "bố trí hợp lí cơ cấu hệ thống giáo dục, thể hiện tinh thần thống nhất của quá trình giáo dục, bao gồm nhiều hình thức đào tạo và bồi dưỡng, chính quy và không chính quy" (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng VI/1986)

Nghị quyết Trung ương khoá VII (1993) đã đặt ra yêu cầu "cần thực hiện một nền GDTX cho mọi người" và xác định "học tập suốt đời là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi người dân"

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (1996) chủ trương thực hiện công bằng trong giáo dục ''tạo điều kiện để ai cũng được học hành, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình" và " phát động phong trào rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở lớp và tự học suốt đời; người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; phát triển các hình thức giáo dục từ xa; tiếp tục đa

20

dạng hoá các hình thức giáo dục và các loại hình trường học với đòi hỏi của tình hình mới, với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và của toàn xã hội. Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chăm lo cho giáo dục. Các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển giáo dục và đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo.

Luật giáo dục năm 2005 đã đưa GDTX trở thành một bộ phận chính của hệ thống giáo dục quốc dân. Tại các điều 44, 45, 46 mục 5, chương II đã đề cập đến " GDTX giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, mục tiêu cụ thể của GDTX được Đảng và Nhà nước đề cập đến là" phát triển GDTX tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập. Chất lượng GDTX được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kĩ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần"

Như vậy có thể thấy, trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng phát triển GDTX để đạt được mục tiêu xây dựng một xã hội học tập, tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhằm nâng cao dân trí, cung cấp đội ngũ nhân lực có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH- HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)