Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HV

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 80)

3.2.2.1. Cơ sở đề xuất và mục tiêu mục tiêu biện pháp a. Cơ sở đề xuất

Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, nhằm xây dựng, quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý

Xây dựng được kế hoạch phù hợp chính là tiền đề đi đến thành công. Hoạt động GDĐĐ cũng như tất cả các hoạt động khác trong trung tâm, nó cần phải được kế hoạch hóa một cách khoa học.

Mặc dù vậy nhưng không phải ở đâu, lúc nào người thủ trưởng đơn vị cũng chú trọng và thực hiện tốt nguyên tắc quản lý, nguyên tắc giáo dục này. Đặc

72

biệt là khi mà vấn đề GDĐĐ, vấn đề “dạy người” cho HV trong giai đoạn hiên nay đang có phần bị “xem nhẹ” so với “dạy chữ”, việc quản lý công tác

GDĐĐ cho HV chưa nhận được sự quan tâm, đầu tư như quản lý công tác chuyên môn thì việc xây dựng kế hoạch cho công tác GDĐĐ cũng có phần ít được chú trọng và đầu tư đúng mức.

Qua khảo sát cho thấy: Kế hoạch GDĐĐ cho HV của trung tâm GDTX Mê Linh thường được xây dựng lồng ghép với kế hoạch tổng thể, kế hoạch GDĐĐ được xây dựng chung cho cả năm học, ít chú ý xây dựng kế hoạch riêng cho từng tháng, từng tuần và cho từng bộ phận đoàn thể trong trung tâm; kế hoạch chưa cụ thể, chi tiết. Vì thế nên chưa đáp ứng được yêu cầu và tính chất của công tác GDĐĐ trong giai đoạn hiện nay.

b. Mục tiêu biện pháp

Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho HV nhằm triển khai hoạt động này theo một quy trình khoa học và logic, tránh sự tuỳ tiện, bị động, tránh triển khai theo thời vụ.

Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho HV nhằm định hướng các hoạt động giáo dục, cụ thể hoá mục tiêu, nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp các lực lượng xuyên suốt năm học, đảm bảo hoạt động này được thực hiện có hiệu quả, đồng thời giúp Ban giám đốc kiểm soát được cả quá trình gáo dục, chủ động, sắp xếp, bố trí nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động cụ thể.

Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ giúp Ban giám đốc đánh giá được hiệu quả giáo dục trong từng giai đoạn cụ thể. Chủ động triển khai công tác GDĐĐ xen kẽ với các hoạt động tổg thể của năm học. Đồng thời tận dụng thời gian tối ưu để đạt được mục tiêu kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trung tâm.

Xây dựng được kế hoạch GDĐĐ cho HV trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống kế hoạch nằm trong kế hoạch tổng thể, toàn diện của trung tâm trong năm học.

73

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện a. Nội dung

Nội dung cơ bản của kế hoạc hoá là xác định mục tiêu của công tác GDĐĐ cho HV, trên cơ sở đó đề ra chương trình, nội dung giáo dục, các biện pháp, hình thức giáo dục, các lực lượng sẽ tham gia, dự trù cơ sở vật chất, tài chính, thời gian, địa điểm cho từng hoạt động GDĐĐ nhất định.

Xây dựng kế hoạch đảm bảo tính toàn diện và chú ý đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân. Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các tập thể và các nhân nhưng vẫn phải đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng.

Trên cơ sở kế hoạch chung, các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch riêng theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Triển khai cụ thể thành kế hoạch cho từng học kì, tháng, tuần, lồng ghép các nội dung giáo dục: sức khoẻ, giới tính, pháp luật, lao động hướng nghiệp, quốc phòng an ninh…

b. Cách thức tổ chức thực hiện

Giám đốc trung tâm cần rà soát, khảo sát, đánh giá đúng đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị; dự toán về những biến động của đời sống xã hội trong khu vực, của địa phương, và diễn biến của tình hình đạo đức học viên, GDĐĐ cho HV, dự kiến về những tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn của công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ. Từ đó xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HV nằm trong chương trình giáo dục tổng thể của trung tâm, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, cụ thể, thiết thực và khả thi.

Trước khi đưa ra kế hoạch cần tham khảo ý kiến của các tổ chức có liên quan, các chuyên gia đóng góp ý kiến, bổ sung của những giáo viên giàu kinh nghiệm, có uy tín.

Khi xây dựng kế hoạch phải luôn bám sát các mục tiêu định hướng phát triển giáo dục cuản Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương và của trung tâm. Nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch phải xuất phát từ mục tiêu và vì mục tiêu GDĐĐ đã lựa chọn.

74

Kế hoạch GDĐĐ cho HV cần những kế hoạch lâu dài, chiến lược, định hướng, đón đầu cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kì, từng tháng, từng hoạt động chủ điểm, từng hoạt động chủ điểm dịp lễ, phong trào, cuộc vận động lớn…

Kế hoạch phải được triển khai đúng thời điểm, đúng tiến độ, đồng bộ, thống nhất, được quán triệt trong toàn thể CB, GV, NV, HV và CMHV và được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời.

Khi xây dựng kế hoạch cần xác định các nguồn lực phục vụ cho thực hiện kế hoạch, chú ý huy động và tranh thủ tối đa tiềm năng của các nguồn lực, lường trước, ngăn ngừa và hạn chế đến mức cao nhất những khó khăn, những tác động có ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HV.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Kế hoạch phải được xây dựng trên tinh thần tập thể, vì tập thể, bám sát thực tiễn, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Muốn thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ cho HV, các tổ chức, các nhân trong hội đồng sư phạm trung tâm phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu của công tác GDĐĐ cho HV và ý thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác này.

Kế hoạch phải có tính khả thi, phải được kiểm tra, thực hiện đồng bộ, đúng quy trình và phải nhận được sự nhất trí cao của tập thể hội đồng sư phạm.

Giám đốc và các cán bộ quản lý phải quan tâm triển khai, đôn đốc, kiểm tra,

đánh giá việc thực hiện thường xuyên và kịp thời có những điều chỉnh thích hợp. 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng GDĐĐ cho HV

3.2.3.1. Cơ sở đề xuất và mục tiêu biện pháp a. Cơ sở đề xuất

Quan điểm tiếp cận hệ thống đối với quá trình sư phạm đòi hỏi phải tổ chức đúng đắn và kết hợp chặt chẽ quá trình giáo dục của trung tâm với quá

75

trình giáo dục của gia đình và xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục, hướng vào phát triển nhân cách toàn diện cho người học.

b. Mục tiêu biện pháp

Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoàn trung tâm một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao về nội dung, hình thức phương pháp GDĐĐ. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục cùng cộng đồng trách nhiệm chăm lo GDĐĐ cho HV. Khai thác những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) phục vụ nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Phát huy mặt tích cực của sự tác động qua lại giữa các lực lượng giáo dục tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện a. Nội dung

Tổ chức và quản lý công tác phối hợp giữa trung tâm, gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HV.

b. Cách thức tổ chức thực hiện

- Sự phối hợp giữa trung tâm và gia đình.

Cả trung tâm và gia đình đều có vai trò rất quan trọng đến chất lượng đạo đức, sự hình thành và phát triển nhân cách của HV. Việc phối hợp giữa trung tâm và gia đình là một đòi hỏi tất yếu và trách nhiệm của cả hai phía, nhưng trong thực tế của quá trình phối hợp cho thấy trung tâm phải đóng vai trò chủ đạo, hạt nhân và cầu nối quan trọng của sự phối hợp này là GVCN.

Sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm được thực hiện bởi một số con

đường chủ yếu đó là:

Họp toàn thể CMHV của các lớp vào dịp đầu năm, sơ kết học kì, cuối năm học và họp đột xuất, bất thường khi cần thiết.

Mời CMHV đến trường khi học viên vi phạm kỉ luật học tâp, vi phạm đạo đức nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần.

76 Thăm gia đình HV

Phối hợp với gia đình thông qua ban đại diện CMHV

Trao đổi qua điện thoại, tin nhắn, sổ liên lạc điện tử với CMHV.

Phối hợp và trao đổi thông tin giữa trung tâm với gia đình từ nhiều phía, bằng nhiều con đường.

- Trung tâm phối hợp với xã hội.

Để công tác GDĐĐ cho HV đạt hiệu quả, trung tâm không thể không nghĩ tới những tác động của xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học viên. Đó là phải chú ý tới việc giải quyết hợp lý các mối quan hệ với các lực lượng xã hội như: Quan hệ với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội ở địa phương, công đồng dân cư, từ đó tăng cường phối hợp, tranh thủ lợi thế của các tổ chức, lực lượng xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác GDĐĐ cho HV.

Xác định nội dung cụ thể của công tác phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội nhằm GDĐĐ cho HV.

Các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, xã hội phải có trách nhiệm xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục trong trung tâm và thường xuyên chăm lo đến công tác GDĐĐ cho HV trong đời sống cộng đồng.

Phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể tại địa phương tăng cường quản lý và tổ chức các các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức chấp hành chính sách pháp luật, giữ gìn thuần phong mĩ tục, hương ước tốt đẹp của làng xã.

Các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội cùng với trung tâm kịp thời có biện pháp phối hợp và giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp của tình hình ĐĐ HV trên địa bàn.

77

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Giám đốc phải nắm vững đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng xã hội, để xây dựng quy chế phối hợp và khai thác tiềm năng của các

đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác GDĐĐ cho HV.

Nắm vững tình hình đời sống vật chất, tinh thần, thói quen sinh hoạt, phương pháp giáo dục con cái, tâm tư, nguyện vong của nhân dân địa phương để thống nhất phối hợp với cha mẹ HV và gia đình trong công tác GDĐĐ cho HV.

Gia đình và các lực lượng tổ chức xã hội ý thức được vai trò, trách nhiệm trong việc GDĐĐ cho HV và nhiệt tình tham gia phối hợp, cộng tác với trung tâm để làm tốt công tác này.

Cơ chế phối hợp phải xây dựng khoa học, chặt chẽ, hợp lý, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, chức năng của từng tổ chức, cá nhân, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức cồng kềnh, tốn kém.

Xây dựng được mạng lưới cộng tác viên sư phạm bao gồm các hoạt động chính trị xã hội, các đoàn thể xã hội, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội. Ban đại diện cha mẹ HV am hiểu về GDĐĐ cho HV, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác phối hợp phát triển giáo dục. Đồng thời phải xây dựng được mạng lưới cộng tác viên của trung tâm để thường xuyên tuyên truyền, vận động, thăm nắm thông tin tình hình GDĐĐ cho HV trong gia đình, ở địa phương, nơi các tổ chức đoàn thể kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, bổ sung, điều chỉnh hình thức, biện pháp GDĐĐ cho HV.

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ngũ giáo viên chủ nhiệm

3.2.4.1. Cơ sở đề xuất và mục tiêu biện pháp a. Cơ sở đề xuất

GVCN vừa là người trực tiếp dạy văn hoá, vừa là người thay mặt Giám đốc trung tâm quản lý mọi hoạt động giáo dục của học viên trong một lớp. Họ

78

là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu, hình thành hành vi, thói quen phẩm chất đạo đức của HV. Vì thế, có thể nói trong những tấm gương người thầy thì GVCN là tấm gương có ảnh hưởng lớn nhất đến mọi HV.

GVCN phải là người thầy có nhân cách hoàn thiện, họ không chỉ là người có kiến thức, có năng lực sư phạm mà còn phải là những người có lương tâm trong sáng, hiểu và hết lòng vì HV, yêu nghề và vì nghề. Suy nghĩ, thái độ, tình cảm, hành vi, việc làm của GVCN phải mẫu mực để HV noi theo..

Để trở thành một GVCN đúng với vị trí, vai trò của một người chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và trực tiếp GDĐĐ cho HV, là người cha, người mẹ thứ hai của HV đòi hỏi mỗi GVCN phải không ngừng học tập, tu dưỡng, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nhân cách của mình và họ phải được tạo điều kiện, cơ hội để được học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao khả năng, năng lực công tác và vượt lên chính mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ GDĐĐ cho HV.

b. Mục tiêu biện pháp

Bồi dưỡng GVCN nhằm xây dựng được một đội ngũ GVCN có năng lực chủ nhiệm tốt, có phẩm chất đạo đức cách mạng, lương tâm trong sáng, nhân cách hoàn thiện, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao trong công tác GDĐĐ cho HV.

3.2.4.2. Nội dung cách thức tổ chức thực hiện a. Nội dung

Trước tiên cần bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục HV cũng như sự hình thành và phát triển nhân cách người học.

Bồi dưỡng khả năng xử lý tình huống sư phạm với HV và CMHV, khả năng cảm hoá, thuyết phục HV, kinh nghiệm giáo dục HV cá biệt. Hiểu biết tâm lý HV, tâm lý lứa tuổi, tình yêu học trò…, định hướng HV xây dựng mối

79

quan hệ tình bạn trong sáng, chân thành, định hướng giáo dục phẩm chất tốt đẹp cho HV.

Bồi dưỡng khả năng lập kế hoạch công tác GVCN lớp và tổ chức xây dựng bộ máy tự quản ở lớp chủ nhiệm. Khả năng tổ chức hoạt động GDĐĐ, giáo dục kĩ năng sống cho HV. Khả năng hợp tác, phối hợp với cha mẹ HV trong công tác GDĐĐ cho HV.

b. Cách thức tổ chức thực hiện

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn, có hiệu quả, tổ chức hội thảo, chuyên đề, yêu cầu giáo viên viết tham luận, viết sáng kiến kinh ngiệm chia sẻ, trao đổi về công tác chủ nhiệm lớp.

Trung tâm cử giáo viên theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp GDĐĐ do Sở giáo dục tổ chức.

Trung tâm tổ chức hội thảo quy trình xử lý những tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm và các cuộc thi nghiệp vụ công tác chủ nhiệm.

Thường xuyên quan tâm, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên làm tốt công tác chủ nhhiệm, đồng thời duy trì chế độ đãi ngộ đối với GVCN.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp.

Giám đốc và Ban giám đốc trung tâm phải là những tấm gương sáng về nhân cách đạo đức của một người thầy, người cha, một nhà giáo dục trước tập thể CB, GV, NV và thường xuyên quan tâm chăm lo cho công tác bồi dưỡng,

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)