Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 99)

Để có thể thực hiện tốt kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

91

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Thường xuyên tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện qui chế đánh giá kết quả rèn luyện ĐĐ cho HS, SV để các trường có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm lẫn nhau góp phần đạt hiệu quả cao trong việc GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS, SV.

+ Bộ cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho những người trực tiếp làm công tác GDĐĐ cho HS, SV.

+ Cần có chế độ khen thưởng thích đáng, kịp thời cho những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt và có nhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HV.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho trung tâm để phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ cho HV nói riêng.

+ Huy động các lực lượng ngoài xã hội tích cực tham gia các hoạt động GDĐĐ cho HS, SV.

2.3. Đối với Trung tâm GDTX Mê Linh

+ Trung tâm cần khẩn trương xây dựng kế hoạch phối hợp giữa trung tâm - gia đình- các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục - đào tạo của trung tâm nói chung, trong công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ nói riêng.

+ Cần đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt, vui chơi giải trí cho HV: sân chơi, bãi tập, dụng cụ thể thao, nhà văn hoá....

+ Cần có chế độ động viên, khuyến khích bằng cả vật chất lẫn tinh thần đối với những cán bộ trực tiếp làm công tác GDĐĐ.

+ Cần thường xuyên tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác GVCN, ĐTN. Tránh thường xuyên thay đổi cán bộ làm công tác này để đảm bảo cho đội ngũ này quen việc và ổn định.

92

2.4. Đối với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Tổ chức Đoàn thanh niên, cần thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức hoạt động; đa dạng hoá các loại hình hoạt động; xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với từng thời kỳ, với từng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của trung tâm. Những hoạt động phải thiết thực, bổ ích gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu học tập và rèn luyện của đoàn viên góp phần quan trọng vào việc GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HV của trung tâm.

2.5. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy

GDĐĐ cho HV không chỉ là nhiệm vụ của BGĐ, GVCN hay ĐTN mà là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị trong trường, của tất cả mỗi thành viên. Vì vậy, các giáo viên với tư cách là các nhà giáo dục vừa là người truyền thụ những tri thức, kỹ năng khoa học vừa là người GDĐĐ cho HV. Do đó, trước HV thầy, cô giáo phải luôn luôn gương mẫu về lời nói, việc làm; về quan hệ ứng xử; về ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ; thái độ và tác phong làm việc....; bởi vì, nhân cách của người thầy cũng là phương tiện giáo dục hết sức

quan trọng. 2.6. Đối với HV

+ Cần phải nhận thức sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc phấn đấu, tu dưỡng, học tập vì tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.

+ Tham gia đầy đủ các phong trào của trung tâm và của lớp; tích cực, tự giác tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hoá trong trung tâm và cộng đồng.

+ HV cần cảnh giác và đấu tranh với các tệ nạn xã hội, tự giác rèn luyện một cách tự nhiên. HV cần phải biết lập kế hoạch tự GDĐĐ cho bản thân, phát huy tính tự lực, của mình trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống.

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Tài liệu nghiên cứu kết luận Hội nghị lần thứ 10 BCH TW khoá IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

3. Bộ chính trị. Kết luận số 242 - TB/TƯ ngày 15 - 04 - 2009 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TƯ 2 ( khóa VIII ) về phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

6. Đặng Quốc Bảo (2011), Phát triển sự nghiệp giáo dục dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.

7. Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Đức Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương về vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

8. Trần Khánh Đức (2010), Sự phát triển các quan điểm giáo dục. Bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội. 9. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỉ XX ,

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

10. Võ Nguyên Giáp(2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự ngiệp cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia

11. Phạm Minh Hạc- Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hoá xây dựng con người thời kí công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc Gia

12. Phạm Minh Hạc- (2011), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

94

14. Hồ Chí Minh (1990), Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản pháp

lý, Hà Nội.

15. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật giáo dục, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật giáo dục sửa đổi, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX (Ban hành kèm theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/01/2007" của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo)

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)