Chức năng quản lý công tác giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 25)

- Kế hoạch hóa: Việc quản lý công tác GDĐĐ là đưa mọi hoạt động GDĐĐ vào kế hoạch với mục tiêu biện pháp rõ ràng, cụ thể với những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Để làm được điều này người quản lý cần xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới, lập chương trình hoạt động, lựa chọn các phương pháp và biện pháp thực hiện, thông qua và trình duyệt, điều chỉnh và hoàn thành kế hoạch.

17

- Tổ chức thực hiện: Đây là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa, là sự sắp xếp con người, các hoạt động một cách khoa học, hợp lý, là sự phối hợp các tác động bộ phận để tạo ra các tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần.

- Chỉ huy điều hành: Là việc xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động diễn ra trong kỷ cương trật tự. Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm: Chỉ huy, ra lệnh, động viên, khuyến khích thường xuyên và kịp thời theo dõi, giám sát, điều chỉnh và sửa chữa.

- Kiểm tra, đánh giá: Được diễn ra ở mọi giai đoạn của quá trình quản lý, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: Đánh giá tiến độ, tốc độ của quá trình quản lý so với kế hoạch, xác định chính xác mức độ đạt được so với mục tiêu đã đặt ra, phát hiện những lệch lạc cũng như tìm ra những nguyên nhân của chúng, phát hiện ra những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để tiếp tục giải quyết, đồng thời rút ra những kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)