Vị trí, ý nghĩa của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 26)

1.4.1.1. Vị trí của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong định hướng phát triển giáo dục thời kì CNH, HĐH đất nước có đề

cập đến "phát triển GDTX, liên tục với các hình thức học tập đa dạng, nhằm bồi dưỡng nâng cao dân trí và nghề nghiệp cho người lao động, xây dựng lối sống văn hoá, phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo nên phong trào toàn dân học tập, học tập suốt đời". Để xây

dựng nguồn nhân lực con người trong thời kì đổi mới, giáo dục chính quy không đủ sức để phục vụ cho yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Vì vậy, GDTX có một vị trí hết sức quan trọng, có tầm chiến lược trong hệ thống giáo

18

dục quốc dân. Theo Luật giáo dục sửa đổi năm 2005, GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nội dung GDTX được thể hiện trong các chương trình sau: Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

1.4.1.2. Ý nghĩa của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Với quan niệm truyền thống (trước năm 1960), hệ thống giáo dục quốc dân ở các nước chủ yếu phát triển giáo dục trong nhà trường chính quy với hình thức tập trung. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, sự bùng nổ về tri thức thì con người khó theo kịp sự biến đổi nhanh chóng của kiến thức, công nghệ, khoa học và trở nên lạc hậu. Vì vậy, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ là điều cần thiết, con người cần làm để thích ứng với những thay đổi. Quan niệm về giáo dục chính quy tập trung trong nhà trường là duy nhất đã không còn thích hợp. Quan niệm về học tập suốt đời là chìa khoá mở cửa vào thế kỉ XXI và gắn với xã hội học tập. Bởi lẽ, thế hệ trẻ ngày nay không chỉ được giáo dục để đáp ứng nhu cầu trước mắt mà phải giáo dục để có khả năng đương đầu với những thách thức và thay đổi trong cuộc đời. Để làm được điều này cần giữ cho cánh cửa học tập luôn rộng mở. Cần đưa ra một thể chế và phương thức giáo dục phù hợp để mọi người đều có thể học tập với bất cứ thời gian và hoàn cảnh nào.

Như vậy, giáo dục không diễn ra một lần, giới hạn trong độ tuổi nhất định, mà là quá trình diễn ra liên tục và xuyên suốt cuộc đời. Để đáp ứng được nhu cầu đó của xã hội, một phương thức giáo dục mới ra đời thích ứng và bổ trợ cho giáo dục chính quy, đó là GDTX được thực hiện bởi các trung tâm GDTX.

19

Sự ra đời của GDTX đã mở lối thoát cho cuộc khủng hoảng về nguồn lực ở các nước đang phát triển và giữ vai trò quan trọng là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với giáo dục chính quy, GDTX cung ứng và thoả mãn nhu cầu học tập suốt đời cho mọi người.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)