Về giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 43)

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đất nước ta đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế, thực sự bước vào thời kì đổi mới về mọi mặt, trước hết là về kinh tế. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Trung ương IV “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo”, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục đã thổi luồng sinh khí mới cho giáo dục. Tiếp theo đó là Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) về định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá tiếp tục chỉ đạo, định hướng cho giáo dục phát triển. Quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và Thành uỷ, các cấp bộ Đảng và chính quyền huyện đã đề ra các chương trình hành động, các giải pháp cụ thể phát triển giáo dục và đào tạo, khắc phục các tình trạng suy

35

giảm của giáo dục vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tạo tiền đề cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đưa ra những định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010- 2015 là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục những tồn tại yếu kém của nền kinh tế, huy động tốt các nguồn lực, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; tạo sự chuyển biến mới về văn hoá- xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”.

Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Huyện Mê Linh duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, từng bước phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học; 100% các xã, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Hệ thống trường học phát triển rộng khắp, toàn huyện có 84 trường học trong đó 21 trường mầm non, 32 trường Tiểu học, 23 trường THCS, 6 trường THPT, 1 Trung tâm dạy nghề và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Huyện đã đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các hình thức học tập. Đó là những thuận lợi, tiềm năng to lớn trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)