Thực trạng về việc thực hiện phương pháp GDĐĐ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 58)

Qua quan sát và trao đổi với 99 CBQL, GV, HV và CMHV cho thấy trung tâm đã sử dụng nhiều phương pháp để giáo dục các em. Kết quả cụ thể như sau:

50

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV, HV và CMHV về việc thực hiện các phương pháp giáo dục

Stt

Các phương pháp

Việc thực hiện % Hiệu quả %

Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Chưa hiệu quả

1 Giảng giải, khuyên răn 90,1 9,1 0 56,6 36,4 7,1

2 Giao việc 8,1 71,7 20,2 24,2 63,6 12,1

3 Đàm thoại tranh luận 19,2 56,6 24,2 46,5 42,4 11,1

4 Nêu gương 83,8 13,1 3,0 57,6 33,3 9,1

5 Thi đua, khen thưởng 7,1 45,5 47,5 32,3 52,5 15,2 6 Kỷ luật, phạt trách 74,7 25,2 0 48,5 43,4 8,1

(Số liệu từ phiếu điều tra 99 CBQL, GV, CMHV và HV Trung tâm GDTX Mê Linh)

Phương pháp giảng giải, khuyên răn, nêu gương thường xuyên được sử dụng và có hiệu quả cao đối với HV. Phương pháp trách phạt, kỷ luật thường được sử dụng nhưng hiệu quả thấp. HV bị kỷ luật nhiều sẻ nảy ra tâm lý chống đối, như vậy giáo dục sẽ gặp khó khăn trong việc cảm hóa các em. Phương pháp đàm thoại, tranh luận, giao việc chưa được quan tâm sử dụng.

Phương pháp thi đua, khen thưởng có sử dụng, nhưng đôi khi còn hình thức, chưa kịp thời, chưa công khai và thường nặng về trách phạt, kỷ luật vì vậy chưa động viên được các em.

Tóm lại, cán bộ, giáo viên trung tâm đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HV, vì vậy các nội dung GDĐĐ được trung tâm quan tâm và tổ chức giáo dục dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, giáo dục bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Nhưng chương trình GDĐĐ trong trung tâm vẫn còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa chú trọng rèn luyện hành vi. Các hình thức giáo dục tuy đa dạng và phong phú nhưng mới chỉ diễn ra ở các hoạt động ngoài giờ trên lớp, chưa

51

thường xuyên diễn ra trong các giờ học chính khóa. Phương pháp giáo dục mới chỉ dừng ở việc giảng giải, khuyên răn, chưa quan tâm tới nhóm phương pháp kích thích hành vi. Điều đó gây ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ HV của trung tâm.

2.5.Thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HV ở Trung tâm GDTX Mê Linh

2.5.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HV Bảng 2.9 đánh giá của CBQL, GV về thực trạng công tác Bảng 2.9 đánh giá của CBQL, GV về thực trạng công tác

xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HV

Stt Các loại kế hoạch Mức độ % Điểm trung bình (X ) Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Kế hoạch GDĐĐ cả năm học 7,4 66,7 25,9 0 2,30 5 2 Kế hoạch GDĐĐ từng kỳ học 11,1 70,4 18,5 0 2,56 3 3 Kế hoạch GDĐĐ từng tháng 7,4 70,4 22,2 0 2,41 4 4

Kế hoạch giáo dục gắn liền với hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, các đợt thi đua, các cuộc vận động.

11,1 81,5 7,4 0 2,89 1

5

Kế hoạch giáo dục gắn liền với hoạt động giáo dục NGLL 11,1 77,8 11,1 0 2,78 2 6 Kế hoạch phối hợp các lực lượng 0 66,7 25,9 11,1 2,17 7 7 Kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị phục vụ hoạt động.

0 63,0 25.9 11,1 2,06 8

8 Kế hoạch kiểm tra đánh giá 0 70,4 22,2 7,4 1,23 6

(Số liệu từ phiếu điều tra 27 CBQL,GC Trung tâm GDTX Mê Linh )

Kế hoạch GDĐĐ cho HV đã được trung tâm xây dựng cho từng tháng, học kỳ, năm học, có kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, các đợt thi đua, các cuộc vận động. Tuy nhiên kết hợp với việc

52

phỏng vấn trực tiếp về chất lượng các kế hoạch GDĐĐ, phần lớn số người được hỏi cho rằng kế hoạch GDĐĐ cho HV của trung tâm chưa cụ thể, rõ ràng, còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể và điều kiện nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực chưa đảm bảo thực hiện các mục tiêu.

Trên thực tế, trung tâm chưa có kế hoạch GDĐĐ riêng xuyên suốt trong cả năm học. Kế hoạch GDDĐ thường lồng ghép vào kế hoạch chung của trung tâm, chưa mang tính chiến lược. Như vậy ta có thể thấy rằng trung tâm chỉ xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HV theo thông lệ chứ chưa chú trọng vào công việc này. Vì vậy đa phần số phiếu đánh giá công tác này đạt mức độ khá.

Cụ thể: kế hoạch giáo dục gắn với hoạt động kỉ niệm các ngày lễ, các đợt thi đua, các cuộc vận động xếp thứ nhất (81,5%). Kế hoạch giáo dục gắn liền với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp xếp thứ hai (77,8%)

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động có khả năng thu hút được đông đảo HV hào hứng tham gia. Quá trình tham gia các hoạt động là quá trình các em tích lũy được kiến thức, tăng vốn hiểu biết xã hội, mở rộng mối quan hệ với bạn bè, với cộng đồng..., hình thành ở các em ý thức tự điều chỉnh hành vi, khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện và tự hoàn thiện mình, góp phần hình thành nhân các tốt đẹp. Tuy nhiên công tác xây dựng kế hoạch của hoạt động này đánh giá tốt chỉ 11,1%, khá 77,8%, đánh giá TB lên tới 11,1%

Kế hoạch chung của cả năm học, kế hoạch tháng, tuần, học kỳ xếp thứ 3, 4, 5, với số phiếu xếp loại khá trên 66,7%

Kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng GDĐĐ không có ý kiến đánh giá tốt, 77,8% đánh giá khá, 25,9% đánh giá trung bình và 11,1% đánh giá yếu. Kết quả này đặt ra cho cán bộ quản lý việc lập kế hoạch phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HV sao cho hiệu quả cao hơn nữa.

Đặc biệt kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động GDĐĐ có số phiếu đánh giá yếu lên tới 11,1% , điều đó cho thấy ban giám đốc chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác GDĐĐ.

53

2.5.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai kế hoạch GDĐĐ HV

Để tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HV của trung tâm tôi đã tiến hành, phỏng vấn, khảo sát bằng phiếu đối với 27 CBQL và giáo viên với nội dung đánh giá mực độ thực hiện công tác chỉ đạo hoạt động GDĐĐ

Bảng 2.10. Đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ HV Stt Nội dung khảo sát

Thực hiện tốt

% Thứ

bậc 1 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua các bài giảng trên lớp 70,4 4

2 Chỉ đạo bồi dưỡng nhận cao nhận thức các lực lượng

GDĐĐ 81,5 3

3 Chỉ đạo bộ phận phối hợp thực nhiệm vụ GDĐĐ 63,0 6

4 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đoàn thanh

niên, các hoạt động NGLL 92,6 1

5 Chỉ đạo GVCN đánh giá, xếp loại HS 88,9 2

6 Chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức sức

khỏe sinh sản, luật giao thông cho HV 55,6 7 7 Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động GDĐĐ 66,7 5

(Số liệu từ phiếu điều tra 27 CBQL,GV Trung tâm GDTX Mê Linh)

Ban giám đốc đã chỉ đạo tốt các nội dung: GDĐĐ thông qua hoạt động Đoàn thanh niên và hoạt động NGLL (92,6%), chỉ đạo GVCN đánh giá, xếp loại HV (88,9%), chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục (81,5%)

Tuy nhiên, kết hợp với phỏng vấn, quan sát tôi thấy công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia hoạt động GDĐĐ cho HV đã được trung tâm quan tâm như: tự bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm thông qua sinh hoạt hội đồng giáo viên chủ nhiệm hàng tháng, thông qua các chuyên đề hội thảo về công tác của giáo viên chủ nhiệm, nhưng lại chưa quan tâm nhiều tới việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CMHV. Các hoạt động giáo

54

dục NGLL được tổ chức khá bài bản, có hiệu quả nhất định, tuy nhiên nội dung còn nghèo, hình thức chưa phong phú, nặng về lý luận, thuyết trình.

Công tác chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ HV và chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức sức khỏe sinh sản, luật giao thông cho HV có số phiếu đánh giá tốt còn thấp từ 55,6% đến 63%

Kết hợp trao đổi với giáo viên, quan sát thực tế trung tâm tôi thấy công tác triển khai kế hoạch hoạt động GDĐĐ được triển khai theo kế hoạch đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên việc triển khai chậm, không đồng bộ giữa các lực lượng có ý kiến nhận xét kế hoạch chưa khoa học, kế hoạch chưa được phổ biến rộng rãi trong tập thể giáo viên và CMHV, vẫn còn trường hợp giáo viên và CMHV không nắm bắt được kế hoạch giáo dục của trung tâm

2.5.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá

Stt Nội dung Tốt% Chưa

tốt% 1 Kế hoạch kiểm tra đánh giá định kì hoạt động GDĐĐ 92,6 7,4 2 Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá 11,1 88,9 3 Xây dựng các qui trình đánh giá, xác định rõ nội

dung, đối tượng, hình thức kiểm tra, đánh giá 14,8 85,2 4 Kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục và đánh giá

kết quả giáo dục của GVCN 81,5 18,5

5 Kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục và đánh giá

kết quả giáo dục của giáo viên bộ môn 74,1 25,9 6 Kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục và đánh giá

kết quả giáo dục của Đoàn thanh niên 77,8 22,2 7 Thông báo công khai kết quả kiểm tra, đánh giá 29,6 70,4 8 Xử lý kết quả sau kiểm tra, đánh giá 25,9 74,1

(Số liệu từ phiếu điều tra đánh giá 27 CBQL,GV Trung tâm GDTX Mê Linh)

Kết quả cho thấy các nội dung của kiểm tra, đánh giá đều được BGĐ thực hiện. Các nội dung kiểm tra đánh giá được khách thể đánh giá tốt gồm: trung

55

tâm đã có kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ các hoạt động GDĐĐ cho HV (92,6%), có tổ chức tổng kết trong buổi sinh hoạt dưới cờ, đợt sơ kết, tổng kết cuối đợt thi đua. Tiếp theo là kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ HV của các lực lượng giáo dục (GVCN, GVBM, ĐTN) số phiếu đánh giá tốt từ 74,1% đến 81,6%.

Các nội dung chưa được đánh giá tốt gồm: Thứ nhất, BGĐ chưa xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện các hoạt động GDĐĐ (88,9%); thứ hai, BGĐ chưa xây dựng quy trình đánh giá, chưa xác định rõ nội dung, đối tượng, hình thức kiểm tra, đánh giá (85,2%). Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào việc lập và thực hiện kế hoạch, hồ sơ sổ sách của giáo viên, việc chấp hành kỷ cương, nền nếp của HV, kết quả xếp loại thi đua, xếp loại hạnh kiểm vào cuối đợt thi đua cuối học kỳ. Vì tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện các hoạt động này còn chung chung, chưa có tiêu chuẩn đánh giá các giờ dạy có lồng ghép nội dung GDĐĐ nên việc xử lý kết quả sau kiểm tra mới chỉ dừng lại ở những nhận xét, đánh giá chung chung, không xử lý dứt điểm, đối với giáo viên còn hình thức, cả nể, đối với HV còn nặng nề xử phạt sau sai phạm kết quả xếp loại hạnh kiểm HV chỉ mang tính chất hình thức không có tác dụng thúc đẩy ý thức phấn đấu của HV, công tác kiểm tra, đánh giá nói chung còn mang tính hình thức chưa có hiệu quả cao.

2.5.4. Thực trạng công tác phối hợp giữa các lực lượng GDĐĐ cho HV Bảng 2.12 Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục Bảng 2.12 Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục

Stt Các lực lượng phối hợp giáo dục Hiệu quả Thứ bậc Thiết thực Còn hạn chế Mang tính hình thức Điểm trung bình (X )

1 Trung tâm và hội cha mẹ học

56 2 Trung tâm và các lực lượng xã

hội bên ngoài 53,3 26,7 20,0 2,33 7

3 CBQL và GVCN 82,2 17,8 0 2,82 1

4 CBQL và giáo viên bộ môn 62,2 37,8 0 2,62 6

5 GVCN và CMHV 73,3 26,7 0 2,73 2

6 GVCN và giáo viên bộ môn 28,9 48,9 22,2 2,07 9 7 GVCN và Đoàn thanh niên 31,1 60,0 8,9 2,22 8 8 GVCN và lực lượng quản sinh 66,7 33,3 0 2,67 4

9 CMHV và quản sinh 71,1 28,9 0 2,71 3

(Số liệu tổng hợp từ 45 ý kiến CBQL,GV, CMHV Trung tâm GDTX Mê Linh )

Kết quả khảo sát cho thấy, sự phối hợp giữa các lực lượng: CBQL với GVCN (64,4% ), GVCN với CMHV (73,3%), quản sinh với CMHV (71,1%); quản sinh với GVCN (66,77%) có hiệu quả thiết thực. Đội ngũ GVCN đã phối hợp rất tốt với các lực lượng trong công tác GDĐĐ cho HV. Thể hiện được lòng nhiệt tình, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục HV. Sự quan tâm, gẫn gũi, sự bao dung, độ lượng, tình thương của thầy cô là con đường ngắn nhất để cảm hóa các em.

Hiệu quả phối hợp còn hạn chế là sự phối hợp giữa trung tâm với các lực lượng bên ngoài trung tâm (53,3%), sự phối hợp giữa GVBM (28,8%), đoàn thanh niên với giáo viên chủ nhiệm (31,1). Trong thực tế các tổ chức chính quyền địa phương có quan tâm tới hoạt động giáo dục của trung tâm nhưng chủ yếu là những trường hợp HV có hành vi vi phạm đặc biệt và mang tính chất sự vụ còn thông thường họ không can thiệp vào hoạt động của trung tâm. Về phía trung tâm, một bộ phận giáo viên chưa chủ động kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, uốn nắn các hành vi sai phạm của các em. Công tác liên hệ, trao đổi thông tin giữa GVCN và GVBM trong việc nắm bắt thông tin, những vấn đề nảy sinh, những biểu hiện bất thường của các em chưa kịp thời, chưa thường xuyên. Ở Trung tâm GDTX Mê Linh đội ngũ giáo viên hợp đồng

57

và thỉnh giảng chiếm 50% lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy. Tuy nhiên với tâm lý đi dạy thêm và dạy ở nhiều nơi nên không có sự gắn bó với trung tâm, ít khi tham gia vào các hoạt động giáo dục khác của trung tâm. Vì vậy thầy cô giáo không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về HV, không có điều kiện phối hợp với lực lượng khác trong trung tâm để làm tốt công tác GDĐĐ cho HV do vậy hiệu quả phối hợp còn hạn chế.

Từ thực trạng trên, muốn nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HV đòi hỏi các lực lượng giáo dục cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời và phải thống nhất cao trong mục đích giáo dục, hoạt động của các lực lượng giáo dục trên phải tiến hành đồng bộ, có chú trọng tới những lực lượng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ HV, như vai trò của giáo viên chủa nhiệm, của gia đình, của giáo viên bộ môn.

2.5.5. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động GDĐĐ

Nguồn lực phục vụ hoạt động GDĐĐ trung tâm bao gồm nguồn nhân lực, vật lực, tài lực tuy nhiên trên thực tế việc khai thác và sử dụng nguồn này còn nhiều hạn chế.

Về nguồn nhân lực chủ yếu là các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong trung tâm tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HV, chưa huy động được nguồn nhân lực từ cộng đồng cùng chung tay giáo dục HV. Về phía gia đình HV, trung tâm chưa phát huy vai trò của hội CMHV để làm tốt công tác phối hợp giáo dục HV.

Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết phục vụ cho GDĐĐ đã cũ, không đảm bảo chất lượng. Sân chơi, bãi tập nhỏ gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động.

Kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn eo hẹp, mức chi cho GDĐĐ chỉ bằng 1/10 trên tổng chi cả năm học. Điều này cho thấy rằng BGĐ chưa thực sự đầu tư cho hoạt động GDĐĐ, chưa có kế hoạch và danh mục đầu tư kinh phí cho hoạt động này.

58

2.5.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HVở Trung tâm GDTX Mê Linh Trung tâm GDTX Mê Linh

Bảng 2.13. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HV

Stt Nội dung

Đã thực hiện tốt

SL %

1 Quản lý công tác xây dựng kế hoạch GDĐĐ 14 51,9

2 Quản lý công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch

GDĐĐ cho HV 18 66,7

3 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)