Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên, học viên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 76)

và cha mẹ học viên

3.2.1.1. Cơ sở đề xuất và mục tiêu của biện pháp a. Cơ sở đề xuất

Nhận thức là một yếu tố tiền đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến mọi hành vi của một cá nhân. Có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và cha mẹ học viên trong trung tâm về công tác GDĐĐ là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, nhận thức là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động và có ý nghĩa rất lớn đến sự thành bại của mỗi công việc.

b. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và cha mẹ học viên; các tổ chức đoàn thể trong trung tâm thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GDĐĐ cho HV trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện a. Nội dung của biện pháp

Quán triệt sâu sắc đến CB, GV, NV, HV và CMHV những chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước, của Bộ GD&ĐT, chính quyền các cấp về vai trò, vị trí mục tiêu của GDTX và GDĐĐ cho HV GDTX trong giai đoạn hiện nay.

68

Từ thực trạng chất lượng đạo đức của HV và công tác GDĐĐ cho HV trung tâm GDTX Mê Linh, cho CB, GV, NV, HV và CMHV thấy rõ vai trò, vị trí công tác GDĐĐ cho HV, xác định được những công việc cụ thể, trách nhiệm của mình và mục tiêu phải phấn đấu trong công tác GDĐĐ cho HV trung tâm GDTX Mê Linh trong giai đoạn hiện nay gắn với từng công việc cụ thể.

Căn cứ vào vai trò, vị trí và nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân để lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên cho phù hợp với từng đối tượng.

Với cán bộ quản lý: Cần làm cho họ thấu triệt tinh thần đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì mới, về phương hướng, nhiệm vụ của GDTX giai đoạn CNH- HĐH đất nước, phương hướng GDĐĐ cho HV trong giai đoạn hiện nay và kế hoạch, nhiệm vụ GDĐĐ trong năm học, làm cho mỗi cán bộ quản lý thấy rõ được công việc gắn với trách nhiệm cụ thể của mình.

Với cán bộ Đoàn: Phải nhận thức rõ về vai trò, vị trí của tổ chức thanh niên trong công cuộc xây dựng tổ quốc thời kì hội nhập kinh tế thế giới, thấy được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch của trung tâm và các mục tiêu giáo dục của đoàn viên- thanh niên. Muốn vậy, phải làm cho cán bộ đoàn nắm bắt được mọi chủ trương của Đảng, Đoàn, chính quyền các cấp về công tác thanh niên và vấn đề GDĐĐ cho thanh niên trong thời kì mới.

Đối với GVCN: Phải làm họ cho ý thức được vai trò to lớn, quan trọng cùa mình trong việc GDĐĐ cho HV. Nhân cách của GVCN có ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng đến tập thể và cá nhân từng HV. Có những trường hợp cụ thể, vai trò của GVCN có tính chất quyết định đến sự hình thành nhân cách của HV (Những HV cá biệt, HV có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt) mà các lực lượng khác không thể thay thế được.

69

Đối với GVBM: Cần phải làm cho họ nhận thức rõ tầm quan trọng của GDĐĐ và xác định đúng đắn mối quan hệ giữa “dạy chữ” và “dạy người”. Từ đó, thấy rõ trách nhiệm phải thường xuyên uốn nắn thái độ, hành vi đạo đức và rèn luyện, bồi đắp những tình cảm đạo đức, thói quen, phẩm chất đạo đức cho các học viên hàng ngày bằng sự lồng ghép nội dung bài học và bằng chính tấm gương nhân cách của người thầy. Chất lượng GDĐĐ cho HV một phần do chính các thầy cô bộ môn và sự gắn bó cộng đồng, trách nhiệm của các thầy cô làm nên chứ không phải chỉ do hội CMHV, ĐTN, GVCN hay Ban giám đốc.

Đối với HV: Cần cung cấp cho họ tri thức đạo đức, các quan niệm về đạo đức, các phẩm chất đạo đức cần có, kiến thức pháp luật Nhà nước, phương pháp rèn luyện, tu dưỡng để có hành vi, thói quen chuẩn mực; Cung cấp một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, hình thành thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, lao động; Cung cấp cho các em kiến thức tâm sinh lý lứa tuổi, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới, giáo dục các em những tình cảm lành mạnh.

Đối với CMHV: Cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lí học sinh, những hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HV những tác động của hoàn cảnh sống, giáo dục gia đình đối với nhân cách. Tư vấn cho CMHV cách phối hợp với trung tâm trong công tác GDĐĐ cho HV.

b. Cách thức tổ chức thực hiện

Trước hết Ban giám đốc, giáo viên, nhân viên phải được quán triệt sâu sắc, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HV trong giai đoạn hiện nay chính là tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các HV. Cần xác định, quán triệt GDĐĐ là bổn phận của mỗi người thầy, trách nhiệm của tập thể sư phạm, là sự quan tâm của toàn xã hội.

Đối với GVCN cần nắm vững hoàn cảnh của từng HV, đặc biệt là những HV cá biệt để có phương pháp giáo dục thích hợp.

70

Đối với giáo viên dạy trực tiếp cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm cho họ trong việc GDĐĐ thông qua bài giảng, góp phần cùng trung tâm quản lý tốt hơn mọi hoạt động của HV trong và ngoài giờ học.

+ Thông qua các buổi học tập, sinh hoạt chính trị đầu năm học, tuyên truyền những quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, của trung tâm về GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HV trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trung tâm.

+ Tổ chức tuyên truyền, vận động thông qua phong trào thi đua: “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

+ Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề trao đổi về GDĐĐ cho HV, để trang bị cho cán bộ, giáo viên, nhân viên những vấn đề cơ bản về GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ.

+ Giám đốc định kỳ tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình công tác GDĐĐ từng lớp. Từ đó có những biện pháp chỉ đạo điều chỉnh hợp lý cả về nhận thức cũng như hành động phù hợp với thực tiễn cho HV.

+ Xây dựng chế độ báo cáo hàng tuần, hàng tháng để Giám đốc nắm chắc tình hình về quản lý, điều hành công việc và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp.

Để thực hiện được các biện pháp trên, điều kiện để tiến hành là phải có sự đồng thuận và thống nhất của tất cả các tổ chức trong trung tâm từ Ban Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên cả về chủ trương, nhận thức lẫn đầu tư về con người, tiền của và cơ sở vật chất. Tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo đồng bộ, ổn định có tính tập trung dân chủ và tính kỷ luật cao.

Các tổ chức đoàn thể và mọi thành viên trong trung tâm phải nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm đối với việc quản lý công tác giáo dục GDĐĐ cho

71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HV trong giai đoạn hiện nay thông qua các biện pháp và việc làm cụ thể, thiết thực:

- Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trung tâm cần chú ý hơn đến trang phục, tác phong và lời nói cho chuẩn mực.

- Mọi thành viên trong trung tâm đều có trách nhiệm đối với công tác GDĐĐ cho HV. Khi mỗi thành viên trong trung tâm bắt gặp một hành vi vi phạm đạo đức của HV như đi học muộn, xả rác bừa bãi, nói tục chửi bậy, viết vẽ bậy lên bàn ghế, bẻ cây, bứt cành… đều sẽ nhắc nhở ngay HV một cách triệt để, có ý thức trao đổi lại những thông tin đó với Ban Giám đốc hay giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp theo dõi, giáo dục kịp thời.

- Các thầy cô giáo cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho HV trong học tập, quan tâm đến lồng ghép GDĐĐ thông qua các bài giảng kiến thức các môn học.

Giám đốc phải quan tâm, lựa chọn được nội dung cần nâng cao nhận thức phù hợp với vai trò, chức năng, trách nhiệm, đặc điểm của từng đối tượng; lựa chọn hình thức truyền đạt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nâng cao GDĐĐ gọn nhẹ, hiệu quả, ít tốn kém.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 76)