Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 45)

2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX Mê Linh được cơ cấu tổ chức gồm 03 tổ: tổ Hành chính tổng hợp với 09 CB, NV; tổ Toán- Lý với 12 GV Toán, Lý, Tin; tổ Tổng hợp với 21 GV đảm

37

nhiệm các bộ môn còn lại. Mỗi tổ đều có một tổ trưởng và một tổ phó. Đồng thời để hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn của trung tâm được thông suốt và có chiều sâu mỗi nhóm bộ môn còn có một trưởng bộ môn chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhóm do tổ trưởng phân công.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn đóng vai trò chủ đạo, các hoạt động khác của trung tâm cũng đi vào nền nếp và có tính chuyên môn hóa khá sâu nhờ có sự chung tay của các tổ chức khác trong trung tâm như Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội khuyến học và Hội CMHV trung tâm.

2.2.2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Năm học 2013- 2014 trung tâm có 42 CB,GV,NV (22 biên chế và 20 hợp đồng), trong đó có 33 giáo viên và 09 nhân viên

Về trình độ: có 03 thạc sĩ, 30 đại học ngoài ra có 03 giáo viên đang học cao học, 03 cán bộ giáo viên đang theo học các lớp Cao cấp, trung cấp lí luận chính trị. Với ưu điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trung tâm là: đa số là lực lượng trẻ, năng động, có tiềm năng tiếp cận với khoa học hiện đại, ham học hỏi, có hoài bão vươn lên để khẳng định mình. Đây là tiền đề quan trọng để trung tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Song, đây cũng là một khó khăn trong công tác tổ chức bởi giáo viên đi học quá nhiều nên khó sắp xếp, bố trí công việc.

2.3. Thực trạng đạo đức HS ở các trường THPT thuộc huyện nói chung và đạo đức HV của Trung tâm GDTX Mê Linh nói riêng

2.3.1. Tình hình chung

Bên cạnh số đông HV vẫn giữ được những phẩm chất đạo đức của người

Việt Nam thì còn có một bộ phận không nhỏ HV cố tình hay vô tình đã “nhầm lẫn” các giá trị sống. Bốn xu hướng lối sống tiêu cực của một bộ phận thanh niên hiện nay là: buông thả bản thân; hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; ích

38

kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình của tuổi trẻ; sống hời hợt, a

dua theo các trào lưu “thời thượng”, ảnh hưởng văn hoá xấu từ bên ngoài.

Qua trao đổi với công an huyện Mê Linh được biết: Từ năm 2010 đến nay công an huyện đã xử lý nhiều đối tượng thanh niên, HV vi phạm, đặc biệt là vi phạm pháp luật an toàn giao thông, gây gổ đánh nhau nơi công cộng. Riêng năm 2013 đã phát hiện, xử lý 17 đối tượng, gia tăng so với các năm trước. Không chỉ tăng về số lượng mà mức độ nghiêm trọng của các vụ bạo lực học đường cũng tăng lên. Những năm trước đây lứa tuổi học sinh khi thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng thường cố ý gây thương tích không nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ các hành vi đa dạng và phức tạp hơn, một bộ phận thanh niên, học sinh kéo bè phái tham gia vào những vụ đánh nhau có vũ khí với tính chất côn đồ, hung hãn, hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Về học hành thi cử, qua trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên các trường cho thấy hiện tượng học sinh đi học muộn, quay cóp, nói dối cha mẹ… có xu hướng ngày càng tăng. Từ đó cho thấy vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay đang ở tình trạng báo động.

Kết quả giáo dục hai mặt của Trung tâm GDTX Mê Linh từ năm 2008 đến năm 2013:

Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục hai mặt của Trung tâm GDTX Mê Linh từ năm 2008 đến năm 2013 Năm học Số học sinh Học lực (%) Hạnh kiểm ( %) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tốt Khá Trung bình Yếu 2008- 2009 358 0 14,2 71,5 14 0,3 42,7 39,4 15,1 2,8 2009- 2010 301 0 9,6 74,8 15,6 0 38,9 45,5 14,6 1 2010- 2011 351 0 10 80,9 9,1 0 45,3 44,7 10 0 2011- 2012 364 0 6,3 78,9 14,8 0 47,6 36,5 15,6 0,3 2012- 2013 475 0 15,6 75,1 9,3 0 51 39,2 9,4 0,4

39

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: Trung tâm chú trọng nâng cao chất lượng

giáo dục đại trà vì học viên tuyển đầu vào là rất thấp. Không có HV xếp loại văn hoá Giỏi, tỉ lệ HV xếp loại văn hoá Khá hàng năm không ổn định (giao động trong khoảng từ 6,3 đến 15,6%). Tỉ lệ HV đạt hạnh kiểm tốt, khá ngày càng tăng, song tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm trung bình và hạnh kiểm yếu hàng năm vẫn còn cao (giao động trong khoảng từ 10 đến 15%). Tỉ lệ này giảm dần trong những năm gần đây. Do vậy công tác GDĐĐ cho học viên cần được quan tâm, giải quyết kịp thời.

2.3.2. Thực trạng đạo đức học viên ở Trung tâm GDTX Mê Linh 2.3.2.1.Đánh giá thực trạng đạo đức học viên 2.3.2.1.Đánh giá thực trạng đạo đức học viên

Qua kết quả xếp loại hạnh kiểm HV của trung tâm trong 5 năm học từ 2008 -2013 (bảng 2.1) cho thấy tỉ lệ HV có hạnh kiểm Tốt, hạnh kiểm Khá mỗi năm đều tăng và chiếm tỉ lệ tương đối cao, năm học 2012-2013 tỉ lệ HV đạt hạnh kiểm Tốt là 51% , tỉ lệ HV đạt hạnh kiểm Khá là 39,2%. Tỉ lệ HV đạt hạnh kiểm Trung bình năm học 2008-2009 là 15,1%, hạnh kiểm Yếu là 2,9% thì đến năm 2012-2013 hạnh kiểm Trung bình là 9,4% tăng (giảm 5,7%), hạnh kiểm Yếu là 0,4% (giảm 2,5%).

Thực tế việc đánh giá xếp loại đạo đức của HV trong trung tâm mới chỉ căn cứ vào hành vi của HV như: đi học muộn, nói chuyện trong lớp, bỏ giờ, trốn học, gây gổ đánh nhau, … và dựa vào ý kiến bình bầu của tập thể lớp, giáo viên còn đánh giá theo cảm tính. Như vậy kết quả xếp loại hạnh kiểm của HV chưa phản ánh đúng tình hình thực tế đạo đức của HV trong trung tâm.

40

Bảng 2.2. Những biểu hiện yếu kém về đạo đức của HV Trung tâm GDTX Mê Linh

Stt Nội dung Thường xuyên % Không thường xuyên % Không vi phạm % Điểm trung bình (X ) Thứ bậc 1 Nghỉ học , trốn tiết 31,5 50,0 18,5 1,87 4 2 Nói chuyện mất trật tự, không học bài, không làm bài tập về nhà

57,4 33,3 11,1 1,57 2

3 Gian lận trong thi cử, kiểm

tra 46,3 41,7 12,0 1,66 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Không tham gia các hoạt

động tập thể 6,5 65,7 27,8 2,21 9

5 Vô lễ với người lớn tuổi 2,8 11,1 86,1 2,83 14 6 Nghiện game, mạng xã hội 35,2 35,2 29,6 1,94 5 7 Trộm cắp tài sản cá nhân 5,6 27,8 66,7 2,61 12

8 Phá hoại của công 5,6 35,2 59,3 2,54 10

9 Hút thuốc lá 6,5 69,4 24,1 2,18 8

10 Gây gổ, đánh nhau 1,9 31,5 66,7 2,65 13

11 Nói tục, chửi bậy 61,1 32,4 6,5 1,45 1

12 Vi phạm luật an toàn giao

thông 9,3 24,1 66,7 2,57 11

13 Yêu đương quá sớm 20,4 50,0 29,6 2,09 6 14 Thần tượng quá mức 20,4 42,6 37,0 2,71 7

41

Hầu hết các nội dung HV đều thỉnh thoảng vi phạm, mức độ thường xuyên vi phạm cao nhất là: nói tục chửi bậy (61,1%), ý thức học tập chưa cao, nói chuyện mất trật tự, không học bài và làm bài về nhà (57,4 %), gian lận trong thi cử kiểm tra (46,3%)

Thực trạng HV nói tục chửi bậy không chỉ có HV hạnh kiểm, học lực kém mà ngay cả HV được coi là ngoan cũng nói bậy, các em coi đó là một điều đương nhiên, không có gì đáng xấu hổ hay phải suy nghĩ.

Hiện tượng này đã trở thành một căn bệnh, một trào lưu lây lan nhanh trong các em, đặc biệt khi các em tan học ra ngoài cổng trường các em nói bậy rất nhiều.

Về ý thức học tập trong giờ học các em vẫn còn nói chuyện, làm việc riêng, viết thư, nhắn tin thậm chí nghe nhạc, hiện tượng HV không học bài, không làm bài tập, gây tâm lý ức chế cho giáo viên giảng dạy từ đó dẫn đến chất lượng giờ học không cao. Đi đôi với việc lười học hệ quả tất yếu sẽ hình thành gian lận trong thi cử, trong kiểm tra.

Ngoài ra, còn một số hiện tượng đặc biệt như HV nghiện game, nghiện mạng xã hội (35,2%), HV yêu đương quá sớm (20,4%), thần tượng quá mức (20,4%)… đây là con số đáng để suy nghĩ, vì nghiện game, nghiện mạng xã hội nên nhiều em đã bỏ giờ, trốn tiết thường xuyên dẫn đến việc học tập chểnh mảng, sa sút. Nhiều em để có tiền chơi game còn nói dối cha mẹ xin tăng tiền học phí, tiền học thêm để đi chơi điện tử. Trên thực tế, đa số các em vào mạng xã hội với mục đích giải trí, nhưng các em chưa biết chọn trò chơi giải trí lành mạnh. Các em nam thường tham gia chơi game bắn súng, đấu vật, võ lâm, … đa phần trò chơi đều có tính bạo lực. Các em nữ mải mê “chát” tìm bạn qua mạng, mải mê yêu đương trong thế giới ảo, các trò chơi này đều có ảnh xấu đến quá trình hình thành phẩm chất, nhân cách và lối sống của các em. Đó là nguyên nhân nhiều em có hành động bạo lực, vô cảm trong thới giới ảo.

42

Bảng 2.3. Thống kê số HV bị thi hành kỉ luật ở trung tâm GDTX Mê Linh trong 5 năm học từ 2008 đến 2013) Năm học Tổng số HV Mức kỷ luật Khiển trách Cảnh cáo Đình chỉ 1 tuần Đình chỉ 1 năm 2008-2009 358 12 5 3 0 2009-2010 301 12 6 5 1 2010-2011 351 17 5 6 1 2011-2012 364 20 6 6 1 2012-2013 475 25 8 7 2

(Nguồn: từ trung tâm GDTX Mê Linh )

Kết quả thống kê cho thấy số HV vi phạm có xu hướng tăng ở những năm sau, năm học 2008-2009 số HV bị khiển trách là 6 HV thì năm học 2012-2013 là 25 HV, tăng hơn 4 lần so với năm học 2008-2009. Số HV bị cảnh cáo và bị đình chỉ học 1 tuần ở năm học 2012-2013 cũng tăng hơn so với năm học 2008- 2009, hằng năm vẫn có HV bị đình chỉ học một năm.

BGĐ trung tâm quan tâm đến việc GDĐĐ HV nên hoạt động giáo dục của trung tâm đã có những kết quả nhất định, chất lượng giáo dục ngày một tăng lên thể hiện ở tỉ lệ HV có hạnh kiểm trung bình đã giảm hơn so với kết quả xét tuyển đầu vào. Phần lớn HV trung tâm không có hành vi vô lễ với người lớn tuổi, trộm cắp tài sản cá nhân, gây gỗ đánh nhau trong trung tâm nhưng chất lượng giáo dục chưa cao thể hiện tỉ lệ HV đạt hạnh kiểm tốt hằng năm vẫn thấp, (trung bình khoảng 42%), mức độ vi phạm nội quy HV của trung tâm vẫn còn cao, do đó rất cần có các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HV

43

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến HV vi phạm

Bảng 2.4 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HV vi phạm đạo đức

Stt Yếu tố

Đồng ý

Thứ bậc SL TL %

1 Bản thân HV chưa rèn luyện tốt 23 85,2 2

2 Ảnh hưởng sự bùng nổ công nghệ thông tin, và

sự thiếu kiểm soát về thông tin truyền thông 19 70,4 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Chưa xây dựng được một cơ chế ràng buộc gia

đình- trung tâm- xã hội trong GDĐĐ HV 22 81,5 3 4 Giáo dục trong trung tâm chưa tốt 20 74,1 4

5 Kỉ luật chưa nghiêm 13 48,2 7

6 Năng lực, tâm của thầy cô giáo 18 66,7 6

7 Thiếu sự quan tâm của gia đình 25 92,6 1

(Số liệu từ phiếu điều tra 27 CBQL, GV Trung tâm GDTX Mê Linh)

Qua bảng điều tra bằng phiểu hỏi kết hợp phỏng vấn 27 CBQL, GV trung tâm, tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc HV có những biểu hiện ý kém về đạo đức, tuy nhiên các yếu tố này chủ yếu tập trung và 3 nguyên nhân cơ bản:

- Nguyên nhân thứ nhất: do sự thiếu quan tâm từ phía gia đình HV (92,6%) Theo kết quả ban đầu về điều tra hoàn cảnh gia đình HV, tôi thấy phần đông HV vi phạm có gia đình không hòa thuận, thiếu hạnh phúc. CMHV trong trung tâm đa phần không có công ăn việc làm ổn định, chủ yếu là làm nghề nông hoặc lao động tự do, buôn thúng bán lưng… nên đời sống còn nhiều khó khăn. Do bận rộn mưu sinh và trình độ dân trí thấp nên họ không có thời gian và cũng không biết cách quan tâm đến con cái. Con em của những gia đình này, do không được cha mẹ động viên, cũng không xác định được động cơ học tập, đi học về không chịu học bài, làm bài nên “chữ thầy lại trả cho thầy” dẫn đến học yếu, bỏ học, ý thức kém, thường xuyên vi phạm kỷ luật, dễ bị lôi kéo vào con đường hư hỏng.

44

- Nguyên nhân thứ 2: bản thân HV chưa rèn luyện tốt ( 85,2%)

Đây là nguyên nhân mang tính chất chủ quan. Thực tế đa số những HV yếu kém về đạo đức, đều là những HV không chịu khó rèn luyện, mải chơi, lười học, nghiện game, nghiện mạng xã hội,… dẫn đến học yếu, chán học, trong lớp còn ngủ gật, mất trật tự, sử dụng điện thoại… khi thầy cô giáo nhắc nhở thì không thường xuyên nhận lỗi. Ở độ tuổi này cùng với sự biến đổi tâm lý sâu sắc, sự nhận thức chưa đầy đủ và các hiện tượng xã hội, bản thân các em chưa có ý thức tự rèn luyện tốt nên dễ dàng bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử xấu.

- Nguyên nhân thứ 3: chưa xây dựng được cơ chế ràng buộc gia đình- trung tâm- xã hội trong GDĐĐ HV ( 81,5%)

Chất lượng GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ trong trung tâm hiện nay vẫn chưa thật cao, GDĐĐ trong trung tâm vẫn chưa thường xuyên, kịp thời, sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm chưa hiệu quả. Về phía trung tâm vẫn còn chú trọng “dạy chữ”, xem nhẹ công tác GDĐĐ và chưa quyết liệt trong việc quản lý, giáo dục HV cá biệt. Những thông tin về tình hình học tập, rèn luyện không được thông báo thường xuyên và kịp thời đến gia đình. Việc xử lý HV vi phạm nội quy, kỷ luật nhiều khi không kịp thời, tính thiếu răn đe.

Như vậy, để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HV trong trung tâm, các nhà quản lý phải quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho CMHV về trách nhiệm vai trò của mình trong công tác phối hợp với trung tâm để giáo dục con em mình. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho HV, giúp các em nhận thức đúng về giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó các em tự giác điều chỉnh hành vi của mình, phát huy khả năng tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của các em.

Có biện pháp định hướng cho HV có động lực đúng đắn, thường xuyên rèn luyện đạo đức, nâng cao chất lượng học tập, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để trở thành những người thanh niên phát triển toàn diện, góp phần xây dựng đất nước vững mạnh trong thời đại CNH- HĐH và hội nhập quốc tế.

45

2.4. Thực trạng hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở Trung tâm GDTX Mê Linh tâm GDTX Mê Linh

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học viên về mục tiêu và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HV. và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HV.

Qua khảo sát hỏi ý kiến với 80 người gồm CBQL, GV, PHHS về mục tiêu giáo dục và đạo đức HV. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CMHV về mục tiêu GDĐĐ cho HV

Stt Mục tiêu Đống ý

SL Tỉ lệ %

1 Cung cấp kiến thức , nâng cao nhận thức về chuẩn

mực hành vi và chuẩn mực đạo đức cho HV 95 96,0

2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức 93 93,9

3 Rèn luyện cho HV thói quen thực hiện hành vi đạo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 45)