Để kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nêu trên, chúng tôi trưng cầu ý kiến 27 CBQL, GV trung tâm và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1.Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Đơn vị tính %)
Stt Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1
Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và cha mẹ học viên
88
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.
Về tính cấp thiết
Biện pháp có tính cấp thiết cao nhất là biện pháp 3: "Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lượng GDĐĐ cho HV" (96,2%), thứ hai là biện pháp 2 "Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HV" (92,6%), thứ ba là biện pháp 1 "Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và cha mẹ học viên đối với công tác GDĐĐ" (88,9%)
Biện pháp có tính cấp thiết thấp nhất là biện pháp 6 "Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng chế độ động viên, khen thưởng và trách phạt hợp lý" (66,7%).
Về tính khả thi
Biện pháp có tính khả thi cao nhất là biện pháp 2 "Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HV" (92,6%), thứ hai là biện pháp 5 "Chỉ đạo đa dạng các hình thức GDĐĐ cho HV", thứ ba là biện pháp 3 "Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lượng GDĐĐ cho HV"
2 Kế hoạch hóa công tác
GDĐĐ cho HV 92,6 7,4 0 92,6 7,4 0
3
Tổ chức và quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng
GDĐĐ cho HV. 96,3 3,7 0 74,1 25,9 0
4
Bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
70,4 29,6 0 66,7 33,3 0
5 Chỉ đạo đa dạng các hình
thức GDĐĐ cho HV. 74,1 25,9 0 88,9 11,1 0
6
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng chế độ động viên, khen thưởng và trách phạt hợp lý.
89
Biện pháp có tính cấp thiết thấp nhất là biện pháp 6 "Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng chế độ động viên, khen thưởng và trách phạt hợp lý" (59,3%).
Tiểu kết chương 3
Với sáu biện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HV trung tâm GDTX Mê Linh, dựa trên các cơ sở lý luận đã nghiên cứu, dựa thên thực trạng của giáo dục, nhất là thực trạng đạo đức của HV trung tâm GDTX Mê Linh, sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ HV nói chung và chất lượng quản lý công tác GDĐĐ nói riêng.
Các biện pháp đưa ra đều tập trung xây dựng và phát triển trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý công tác GDĐĐ cho HV. Thực hiện chỉ đạo GDĐĐ cho HV để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của GDĐĐ cho HV với thực trạng còn hạn chế để thực hiện mục đích đó.
Qua khảo nghiệm ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, cả sáu biện pháp đều được cán bộ quản lý và giáo viên nhất trí cao và khẳng định tính khả thi của các biện pháp. Nếu vận dụng cụ thể vào trung tâm trong quản lý công tác GDĐĐ cho HV thì nhất định chất lượng GDĐĐ nói chung và chất lượng quản lý công tác GDĐĐ nói riêng sẽ được nâng lên từng bước. Tuy nhiên trong thực tế đòi hỏi người cán bộ quản lý phải thực hiện linh hoạt từng biện pháp, phải tinh thông về mặt lý luận đồng thời phải am hiểu về thực tiễn của trường mình để vận dụng thì việc triển khai mới đạt kết quả tốt.
90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
GDĐĐ là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng, không thể thiếu được của quá trình giáo dục trong trung tâm XHCN, đặc biệt đối với các Trung tâm GDTX. Công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HV là một công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài đòi hỏi có sự quan tâm của cả bộ máy trong trung tâm từ chi bộ, Ban giám đốc, các tổ chức đoàn thể đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trung tâm.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề sau:
Về lý luận, chúng tôi đã làm rõ một số khái niệm: Quản lý, quản lý giáo dục, đạo đức, GDĐĐ, quản lý công tác GDĐĐ.
Về thực tiễn đã tiến hành nghiên cứu điều tra, đánh giá thực trạng GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HV ở Trung tâm GDTX Mê Linh .
Mặc dù Trung tâm GDTX Mê Linh mới được thành lập. Song, công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HV của trung tâm đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên cũng còn một số bất cập cần khắc phục như: Các hình thức GDĐĐ cho HV còn thiếu sức hấp dẫn, chưa lôi cuốn được đông đảo HV hưởng ứng; sự tham gia các lực lượng trong và ngoài trung tâm trong công tác GDĐĐ thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; các biện pháp giáo dục đơn điệu, mang nặng tính hành chính...
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu, đề xuất sáu biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HV Trung tâm GDTX Mê Linh.
Đề tài cũng đã phân tích mối liên hệ giữa các biện pháp, khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.