Thực trạng thực hiện các hình thức GDĐĐ cho HV

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 56)

Khi tiến hành khảo sát 81 CBQL, GV, HV về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục tôi chia thành 3 mức:

- Thường xuyên: 3 điểm - Chưa thường xuyên: 2 điểm - Chưa thực hiện: 1 điểm

48 Bảng 2.7. Đánh giá mức độ thực hiện các hình thức GDĐĐ Stt Hình thức giáo dục Thường xuyên % Chưa thường xuyên % Chưa thực hiện % Điểm trung bình (X ) Thứ bậc

1 Giáo dục qua các giờ học trên

lớp 60,5 37,0 2,5 2,58 4

2 Giáo dục qua các hoạt động

ngoài giờ lên lớp 85,2 34,8 0 3,25 1

3 Giáo dục thông qua các hoạt

động hướng nghiệp 44,4 51,9 3,7 2,41 5

4 Giáo dục qua tổ chức kỷ niệm

các ngày lễ 77,8 19,8 2,5 2,75 3

5

Giáo dục qua hoạt động “uống nước nhớ nguồn” , “đền ơn đáp nghĩa” hoạt động từ thiện

84,0 13,6 2,5 2,81 2

(Số liệu từ phiếu điều tra 81 CBQL, GV, HV Trung tâm GDTX Mê Linh)

Kết quả trong bảng 2.7 cho thấy, trung tâm đã sử dụng nhiều hình thức GDĐĐ cho HV. Từ 84% đến 85,2% ý kiến đánh giá hình thức giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thông qua hoạt động xã hội, nhân đạo, các hoạt động “ đền ơn đáp nghĩa”, “ uống nước nhớ nguồn”, “ lá lành đùm lá rách” được trung tâm thường xuyên tổ chức. đây cũng là những hình thức giáo dục được HV yêu thích và thu hút nhiều HV tham gia.

Tuy nhiên, có đến 51,9% ý kiến đánh giá hình thức giáo dục thông qua hoạt động hướng nghiệp, 37% ý kiến đánh giá hình thức giáo dục qua giờ học trên lớp chưa được trung tâm thực hiền thường xuyên. Điều đó phản ánh việc “dạy chữ” kết hợp với “dạy người” của một số giáo viên còn mờ nhạt, nguyên

49

nhân một phần vì HV yếu nên giáo viên tập trung nhiều vào kiến thức, phần do giáo viên ngại va chạm với HV cá biệt nên thường có tâm lý buông xuôi.

Qua thông tin phỏng vấn trực tiếp về thái độ của HV khi tham gia vào các hình thức GDĐĐ tôi thấy các em đều thích các hình thức giáo dục mà trung tâm đã tổ chức, đặc biệt các em rất thích các hoạt động như :

Học tập ngoại khóa tại khu di tích lịch sử, tại bảo tàng thành phố. Các hội thi “khi tôi 18” chương trình “ thắp sáng ước mơ tuổi trẻ việt nam” hay các chuyên đề “biển đảo trong trái tim em”, “ tự hào truyền thống điện biên” “khát vọng tuổi trẻ”… các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động “ đền ơn đáp nghĩa” các phong trào ủng hộ HV vùng lũ lụt,… Các hoạt động này giúp các em giải tỏa bớt tâm lý gò bó trong lớp học, hướng các em biết làm việc thiện, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của các em sau này.

Như vậy muốn GDĐĐ cho HV có hiệu quả cần tổ chức hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi HV, có hình thức phong phú và phù hợp với nguyên tắc GDĐĐ. Tránh các hoạt động có nội dung khô khan, nghèo nàn; hoạt động chỉ mang tính hình thức; tránh hình thức giáo dục nhồi nhét lý luận, thiếu thực tế hay hô hào suông các khẩu hiệu; tăng cường các hoạt động thông qua các hoạt động thực tiễn, gắn bó đời sống xã hội, giáo dục trong tập thể và bằng tập thể, kết hợp giáo dục giữa giờ học chính khóa với giờ học ngoại khóa.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)