Bảng 2.12 Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Stt Các lực lượng phối hợp giáo dục Hiệu quả Thứ bậc Thiết thực Còn hạn chế Mang tính hình thức Điểm trung bình (X )
1 Trung tâm và hội cha mẹ học
56 2 Trung tâm và các lực lượng xã
hội bên ngoài 53,3 26,7 20,0 2,33 7
3 CBQL và GVCN 82,2 17,8 0 2,82 1
4 CBQL và giáo viên bộ môn 62,2 37,8 0 2,62 6
5 GVCN và CMHV 73,3 26,7 0 2,73 2
6 GVCN và giáo viên bộ môn 28,9 48,9 22,2 2,07 9 7 GVCN và Đoàn thanh niên 31,1 60,0 8,9 2,22 8 8 GVCN và lực lượng quản sinh 66,7 33,3 0 2,67 4
9 CMHV và quản sinh 71,1 28,9 0 2,71 3
(Số liệu tổng hợp từ 45 ý kiến CBQL,GV, CMHV Trung tâm GDTX Mê Linh )
Kết quả khảo sát cho thấy, sự phối hợp giữa các lực lượng: CBQL với GVCN (64,4% ), GVCN với CMHV (73,3%), quản sinh với CMHV (71,1%); quản sinh với GVCN (66,77%) có hiệu quả thiết thực. Đội ngũ GVCN đã phối hợp rất tốt với các lực lượng trong công tác GDĐĐ cho HV. Thể hiện được lòng nhiệt tình, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục HV. Sự quan tâm, gẫn gũi, sự bao dung, độ lượng, tình thương của thầy cô là con đường ngắn nhất để cảm hóa các em.
Hiệu quả phối hợp còn hạn chế là sự phối hợp giữa trung tâm với các lực lượng bên ngoài trung tâm (53,3%), sự phối hợp giữa GVBM (28,8%), đoàn thanh niên với giáo viên chủ nhiệm (31,1). Trong thực tế các tổ chức chính quyền địa phương có quan tâm tới hoạt động giáo dục của trung tâm nhưng chủ yếu là những trường hợp HV có hành vi vi phạm đặc biệt và mang tính chất sự vụ còn thông thường họ không can thiệp vào hoạt động của trung tâm. Về phía trung tâm, một bộ phận giáo viên chưa chủ động kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, uốn nắn các hành vi sai phạm của các em. Công tác liên hệ, trao đổi thông tin giữa GVCN và GVBM trong việc nắm bắt thông tin, những vấn đề nảy sinh, những biểu hiện bất thường của các em chưa kịp thời, chưa thường xuyên. Ở Trung tâm GDTX Mê Linh đội ngũ giáo viên hợp đồng
57
và thỉnh giảng chiếm 50% lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy. Tuy nhiên với tâm lý đi dạy thêm và dạy ở nhiều nơi nên không có sự gắn bó với trung tâm, ít khi tham gia vào các hoạt động giáo dục khác của trung tâm. Vì vậy thầy cô giáo không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về HV, không có điều kiện phối hợp với lực lượng khác trong trung tâm để làm tốt công tác GDĐĐ cho HV do vậy hiệu quả phối hợp còn hạn chế.
Từ thực trạng trên, muốn nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HV đòi hỏi các lực lượng giáo dục cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời và phải thống nhất cao trong mục đích giáo dục, hoạt động của các lực lượng giáo dục trên phải tiến hành đồng bộ, có chú trọng tới những lực lượng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ HV, như vai trò của giáo viên chủa nhiệm, của gia đình, của giáo viên bộ môn.