Các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 38)

GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ là công việc của toàn xã hội. Trong nhà trường, công việc đó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung, phát triển các phẩm chất ĐĐ, tư tưởng chính trị nói riêng.

Lựa chọn biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh là một trong những nhân tố quyết định, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự thành công của công tác quản lý.

Căn cứ vào mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục ĐĐ cho học sinh, đặc điểm của học sinh mà có biện pháp quản lý ĐĐ thích hợp như:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ làm công tác quản lý, đội ngũ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc góp phần quản lý GDĐĐ cho học sinh. Bởi vì hiện nay một số giáo viên coi việc quản lý GDĐĐ cho học sinh, là việc riêng của bộ phận chức năng, của giáo viên chủ nhiệm. Do đó, họ đứng ngoài cuộc để trách cứ học sinh, phê phán nhà trường quản lý kém để ĐĐ học sinh xuống cấp hoặc thờ ơ trước những vi phạm ĐĐ của học sinh. Vì vậy việc quản lý GDĐĐ là kết quả lao động của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

- Tổ chức bộ máy quản lý thống nhất trong nhà trường về quản lý GDĐĐ cho học sinh. Tổ chức bộ máy bao gồm các bộ phận có đội ngũ cán bộ và mối quan hệ trong đó. Trong bộ máy quản lý xác định được các quan hệ, cơ chế, tổ chức làm sao cho công việc được thực hiện một cách nhanh chóng chính xác. Bộ máy quản lý phải tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thống nhất công tác GDĐĐ, điều

30

chỉnh kịp thời nội dung và phương pháp GDĐĐ, kịp thời tạo ra dư luận xã hội góp phần nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐ của học sinh đồng thời kích thích quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh.

- Thực hiện tốt các khâu của quy trình quản lý, trước hết là khâu kế hoạch hóa bao gồm: Nắm vững tình hình về mọi mặt, xác định mục tiêu bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu riêng, lập kế hoạch đảm bảo phân phối hợp lý các nguồn lực thực hiện các mục tiêu để kế hoạch có tính cân đối, đồng bộ, trong trường hợp cần thiết, cần xây dựng kế hoạch dự phòng.

+ Lập ra cơ cấu bộ máy: Bộ máy đủ năng lực đảm nhiệm chức năng quản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dự phòng.

+ Làm tốt công tác chỉ đạo: Ra quyết định, phối hợp đảm bảo các hoạt động nhịp nhàng, có động viên, khen thưởng kịp thời.

+ Đảm bảo tốt chức năng thông tin: Thông tin là cơ sở của quản lý, không có thông tin đầy đủ, đáng tin cậy thì quá trình quản lý vận hành kém hiệu quả. Cần làm tốt các khâu của quá trình thông tin (thu thập, xử lý, truyền đạt, lưu trữ). Thông tin chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, hiện đại hóa việc trao đổi thông tin.

+ Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy: Xây dựng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng tham gia quản lý GDĐĐ cho học sinh.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm giúp người lãnh đạo thấy được những gì tồn tại, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan, thu thập những thông tin để điều chỉnh các tác động, quản lý và kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan chính xác cần phải có tiêu chuẩn. Vì vậy, cần coi trọng việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá. Từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp, quy định đánh giá hợp lý, hiệu quả.

31

- Xây dựng môi trường lành mạnh, liên kết thống nhất với các lực lượng, các tổ chức xã hội trong giáo dục ĐĐ cho học sinh. Nhà trường có những quy định về môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh như nền nếp, kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội là vấn đề mang tính cốt lõi cơ bản.

Tóm lại, ĐĐ là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người, việc hình thành các phẩm chất ĐĐ phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội là vấn đề mang tính cốt lõi cơ bản.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay, cần phải tăng cường giáo dục lý tưởng, ĐĐ cộng sản chủ nghĩa, truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng nếp sống, lối sống lành mạnh cho HV khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, không cam chịu đói nghèo lạc hậu, có tinh thần khắc phục khó khăn, xung phong tình nguyện gương mẫu, dũng cảm hy sinh vì tương lai dân tộc, sống luôn có nghĩa cử cao đẹp mình vì mọi người, hết lòng vì cộng đồng và quê hương, để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.

Tiểu kết chương 1

ĐĐ chỉ được hình thành thông qua quá trình giáo dục, có thể khẳng định GDĐĐ là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong trung tâm XHCN. Mục tiêu của GDĐĐ là hình thành những phẩm chất ĐĐ cho học sinh, học sinh trên cơ sở có nhận thức thái độ, hành vi ĐĐ. Nội dung của GDĐĐ là góp phần hướng tới sự phát triển con người toàn diện, phát triển nhân cách của từng học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH- HĐH. Để thực hiện được mục tiêu GDĐĐ và nội dung GDĐĐ thì mỗi trường học phải áp dụng được một hệ thống các phương pháp GDĐĐ thích hợp và có hiệu quả.

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, có sự phân tầng trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, việc nâng cao giáo dục đạo đức cho

32

học sinh trong các nhà trường càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề giáo dục đạo đức không chỉ là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục mà là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.

33 Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GDTX MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về tình hình huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

2.1.1. Về kinh tế, văn hoá, xã hội

Huyện Mê Linh là huyện nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được lập đền thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị. Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn và huyện Đông Anh, phía Đông giáp huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, phía Nam là Sông Hồng.

Hiện nay, huyện Mê Linh có diện tích tự nhiên: 14.164 km², dân số trên 20 vạn người và 49.876 hộ gia đình; 16 xã và 02 thị trấn; trụ sở UBND huyện đặt tại xã Đại Thịnh.

Năm 2012, các chỉ tiêu KT-XH của huyện Mê Linh đều cơ bản hoàn thành. Giá trị sản xuất, thương mại, dịch vụ đạt 5.638 tỷ đồng.

Huyện Mê Linh là địa bàn có khu công nghiệp Quang Minh tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp của các công ty, doanh nghiệp trong nước, liên doanh và nước ngoài sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến thực phẩm... Ngoài ra, huyện Mê Linh còn có khu Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza rộng lớn và 02 khu đô thị. Đây là điều kiện thuận lợi giúp huyện tăng cường phát triển kinh tế.

Từ ngày 1/8/2008 huyện Mê Linh được sáp nhập về với thủ đô Hà Nội, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị ổn định và được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể thường xuyên được quan tâm.

Về xã hội, năm 2012 huyện Mê Linh đã giải quyết tạo việc làm cho 2.550 lao động và giảm được 1.247 hộ gia đình thoát nghèo (tương đương giảm được

34

2,5%). Đến nay, số hộ nghèo trong toàn huyện còn 4.439 hộ. Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua.

Dân số của huyện không ngừng tăng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tính trung bình hằng năm khoảng 1,58%; Ở huyện vẫn còn hiện tượng mất cân bằng dân số, theo thống kê năm 2012 tỷ lệ sinh bé trai/ bé gái là 122/100.

Với quy mô và sự phát triển dân số tăng nhanh như vậy đã có tác động rất lớn đến quy mô giáo dục của huyện. Trung bình mỗi năm tổng số học sinh ở các cấp trong huyện tăng khoảng 300 người. Do vậy hệ thống trường học ở các cấp học của huyện nhìn chung bị quá tải dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp học, đặc biệt là ở cấp học Mầm non và Tiểu học.

Nhìn chung tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Mê Linh đang từng bước phát triển, có nhiều đổi mới, khởi sắc. Tuy nhiên, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường một số hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Điều đó ảnh hưởng, tác động xấu tới giáo dục nói chung và giáo dục trong các nhà trường nói riêng, đặc biệt là công tác GDĐĐ.

2.1.2. Về giáo dục

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đất nước ta đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế, thực sự bước vào thời kì đổi mới về mọi mặt, trước hết là về kinh tế. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Trung ương IV “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo”, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục đã thổi luồng sinh khí mới cho giáo dục. Tiếp theo đó là Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) về định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá tiếp tục chỉ đạo, định hướng cho giáo dục phát triển. Quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và Thành uỷ, các cấp bộ Đảng và chính quyền huyện đã đề ra các chương trình hành động, các giải pháp cụ thể phát triển giáo dục và đào tạo, khắc phục các tình trạng suy

35

giảm của giáo dục vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tạo tiền đề cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đưa ra những định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010- 2015 là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục những tồn tại yếu kém của nền kinh tế, huy động tốt các nguồn lực, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; tạo sự chuyển biến mới về văn hoá- xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”.

Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Huyện Mê Linh duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, từng bước phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học; 100% các xã, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Hệ thống trường học phát triển rộng khắp, toàn huyện có 84 trường học trong đó 21 trường mầm non, 32 trường Tiểu học, 23 trường THCS, 6 trường THPT, 1 Trung tâm dạy nghề và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Huyện đã đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các hình thức học tập. Đó là những thuận lợi, tiềm năng to lớn trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

2.2. Vài nét khái quát về trung tâm GDTX Mê Linh

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trung tâm GDTX Mê Linh được thành lập theo quyết định số 3271/QĐ- UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày 16 tháng 09 năm 2004. Ban đầu cơ sở vật chất của trung tâm hết sức nghèo nàn. Trung tâm không có cơ sở hoạt động cố định mà phải nhờ địa điểm của các đơn vị khác. Tổng số cán bộ, giáo

36

viên mới chỉ có bốn người, trong đó có một Giám đốc và ba GV bộ môn. Những bộ môn không có GV, trung tâm phải hợp đồng thỉnh giảng với các đơn vị khác.

Trung tâm mới chỉ vận động mở được hai lớp Bổ túc THPT và người học chủ yếu là cán bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Do đặc thù về đối tượng người học như vậy nên GV phải dạy cả ba ca sáng, chiều, tối và thường xuyên phải di chuyển địa điểm để đảm bảo yêu cầu của công việc.

Đến năm 2008 trung tâm mới có cơ sở hoạt động chính thức tọa lạc tại Khu Hành chính của huyện Mê Linh. Việc bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất gặp không ít khó khăn do hạn hẹp về nguồn tài chính. Điều đáng nói là một vài năm sau khi thành lập số lượng HV đến học tại trung tâm ngày một đông đảo hơn. Song điều này không có nghĩa là số GV biên chế tăng lên tương ứng. Hầu như mỗi môn học chỉ có một GV phụ trách. Bởi lẽ đó mà GV hầu như phải lên lớp kín cả hai buổi trong suốt cả tuần, có những GV phải chủ nhiệm tới hai lớp và không ngoại trừ việc cả lãnh đạo trung tâm cũng phải đảm nhận công việc này và lên lớp vượt rất xa định mức.

Sau nhiều năm chung lưng đấu cật của đội ngũ CB,GV và NV hiện nay Trung tâm GDTX Mê Linh đã có một cơ ngơi tuy chưa thật khang trang song cũng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của việc dạy và học. Trung tâm được các đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng như các đơn vị khác đánh giá cao về việc duy trì nền nếp dạy học, xây dựng môi trường cảnh quang trường lớp xanh- sạch- đẹp, có nhiều sáng tạo, đổi mới trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt là việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX Mê Linh được cơ cấu tổ chức gồm 03 tổ: tổ Hành chính tổng hợp với 09 CB, NV; tổ Toán- Lý với 12 GV Toán, Lý, Tin; tổ Tổng hợp với 21 GV đảm

37

nhiệm các bộ môn còn lại. Mỗi tổ đều có một tổ trưởng và một tổ phó. Đồng thời để hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn của trung tâm được thông suốt và có chiều sâu mỗi nhóm bộ môn còn có một trưởng bộ môn chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhóm do tổ trưởng phân công.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn đóng vai trò chủ đạo, các hoạt động khác của trung tâm cũng đi vào nền nếp và có tính chuyên môn hóa khá sâu nhờ có sự chung tay của các tổ chức khác trong trung tâm như Chi bộ Đảng, Công

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên mê linh, thành phố hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)