Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm trong ngành sẽ cạnh tranh trực
tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một
ngành, các yếu tố sau sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh của các đối thủ bao gồm: tình trạng ngành (nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thu cạnh tranh), cấu trúc ngành (tập trung hay phân
tán) và các rào cản rút lui (rào cản về công nghệ, vốn đầu tư; ràng buộc với người lao động;
ràng buộc với Chính phủ và các nhóm có liên quan (Stakeholder); ràng buộc chiến lược.
Việc phân tích các áp lực trong môi trường cạnh tranh theo mô hình M. Porter sẽ giúp
cho doanh nghiệp nhận dạng được các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai, đối thủ trực tiếp cũng như gián tiếp để có thể lựa chọn các chiến lược cạnh tranh, đối phó có
hiệu quả đối với các áp lực cạnh tranh trên thị trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Môi trường Marketing bao gồm tất cả các lực lượng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng công ty thiết lập và duy trì mối quan hệ với thị trường mục tiêu. Môi trường
Marketing luôn hàm chứa những thời cơ (cơ hội) và sự đe doạ (nguy cơ) đối với các quyết định Marketing của doanh nghiệp.
Môitrường Marketing bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Trên một mức độ nhất định, từng doanh nghiệp có thể tác động tới từng yếu tố thuộc môi trường vi mô bằng
các chính sách riêng của mìnhđể tạo ra và khai thác những thời cơ có lợi nhất và ngănchặn
hoặc giảm thiểu những tác động xấu. Những khả năng của từng doanh nghiệp hướng tới việc thay đổi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô là cực kỳ khó khăn. Vì vậy người ta nói rằng các
yếu tố thuộc môi trường vĩ mô là không thểkiểm soát được đối với từngdoanh nghiệp. PTIT
CHƯƠNG 4