CHƯƠNG 11: MARKETING QUỐC TẾ 11.1 B ẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ
11.3. NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG TRONG MARKETING QUỐC TẾ
ngoài. Thực hiện chủ trương chuyển sang nền kinh tế thị trường mở, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sác hỗ trợ xuất khẩu. Đó là việc thiết lập quan hệ ngoại giao, ký
kết các hiệp định thương mại với nhiều nước trên thế giới, thực thi các chính sách ưu đãi xuất
khẩu về thuế, về tín dụng… Nhiều lãnhđạo các doanh nghiệp được đi tháp tùng các đoàn cán
bộ cao cấp của Nhà nước đi thăm viếng và làm việc với các nước để tìm hiểu thị truờng xuất
khẩu hàng hoá Việt Nam.
11.2.3.b.Môi trường chính trị- luật pháp của nước nhập khẩu
Yếu tố quan trọng nhất mà các nhà xuất khẩu cần xem xét là sự ổn định về chính trị
cuả nước nhập khẩu. Sự bất ổn chính trị của một đất nước dẫn đến sự bất ổn về các chính sách thương mại, tài chính tiền tệ, chính sách nhập khẩu, từ đó sẽ gây ra các rủi ro lớn cho các nhà xuất khẩu, nhà đầu tư.
Chính sách khuyến khích đầu tư, nhập khẩu của nước sở tại. Việt Nam là nước có chủ chương, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên có nhiều nước hạn chế nhập
khẩu, đầu tư nước ngoài qua quy định về hạn ngạch nhập khẩu, về hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài… Ấn Độ là quốc gia yêu cầu khắt khe về hạn ngạch nhập khẩu.
Quy định về tỷ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền:Nhiều quốc gia kiểm soát chặt chẽ
về tỷ giá, hoặc tiền tệ của họ không thể chuyển đổi được. Điều này gây thiệt hại cho nhà xuất
khẩu khi thanh toán.Ví dụ, các nhà xuất khẩu, đầu tư Việt Nam vào Nga gặp khó khăn lớn về
khâu chuyển đổi tiền.
Thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng tới các nhà nhập khẩu: Đó là các thủ tục hải
quan, thủ tục hành chính. Các thủ tục này nhiều khi làm nản long các nhà đầu tư,nhập khẩu vì nạn tham nhũng, hối lộ, phiền hà.
11.2.3.c. Khung cảnh luật pháp đàm phán quốc tế
Khung luật pháp quốc tế cũng là điều quan trọng mà các nhà xuất khẩu, đầu tư cần
hiểu biết. Họ phải nắm chắc các nguyên tắc luật pháp chi phối đàm phán quốc tế. Các guyên tắc luật pháp này xuất phát từ các công ước, hiệp định thương mại quốc tế.
Sư kiện tranh chấp pháp lý giữa Hiệp hội cá da trơn Mỹ và các doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra, cá ba sa Việt Nam là một ví dụ điển hình về tranh chấp thương mại xuất nhập khẩu.
Phía Mỹ vu cáo Việt Nam bán phá giá, làm giảm giá cá Catfish của Mỹ 10%. Đồng thời họ
vận động hành lang để Hạ viện Mỹ thông qua đạo luật không cho phép các ba sa, các tra Việt
Nam nhập vào Mỹ lấy tên Catfish. Nhưng phía Việt Nam chứng minh rằng dolợi thế của Việt
Nam về điều kiện thiên nhiên, về lao động (chi phí lao động của Mỹ gấp 40 lần của Việt
Nam), về cải tiến công nghệ, cho nên giá thành sản phẩm cá rẻ hơn của Mỹ. Vụ kiện đang
diễn biến.
11.3. NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG TRONG MARKETING QUỐCTẾ TẾ