Lựa chọn thị trường

Một phần của tài liệu Bài giảng Markting can bản (Trang 170)

CHƯƠNG 11: MARKETING QUỐC TẾ 11.1 B ẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ

11.3.2. Lựa chọn thị trường

Lựa chọn thị trường xuất khẩu là quá trình đánh giá các cơ hội thị trường để chọn ra

các thị trường có triển vọng nhất, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp. Việc lựa

chọn thị trường phải thực hiện đối với từng sản phẩm của doanh nghiệp, tức là phải nghiên cứu các cặp sản phẩm- thị trường.

Để lựa chọn thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược xuất khẩu trên cơ sở giải quyết mối tương quan giữa năng lực, thế mạnh của doanh nghiệp và số lượng

các thị trường có thể xâm nhập. Khi lựa chọn chiến lược thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp

phải căn cứ vào các nhân tố như: các nhân tố thuộc về doanh nghiệp; các nhân tố về sản phẩm;

các nhân tố về thị trường (nhu cầu, thị hiếu, cạnh tranh, pháp luật…) và các nhân tố

Marketing.

Có thể có 2 dạng chiến lược xuất khẩu sau đây:

Thứ nhất,đó là chiến lược phát triển theo chiều sâu.

Trong chiến lược này doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số ít các thị trường trên cơ

sở thế mạnh của doanh nghiệp.

Chiến lược này cócác ưu điểm sau đây:

 Công ty có thể tận dụng được thế mạnh của mình theo hướng chuyên môn hoá sâu.

 Công ty có thể hiểu biết thị trường tốt hơn, xây dựng mối quan hệ thân thiện với đối tác.

Tuy nhiên mặt yếu của chiến lược này là độ mạo hiểm cao do doanh nghiệp tập trung đầu tư vào một số ít thị trường, nếu các thị trường này có các biến động bất lợi.

Thứ hai, đó là chiến lược mở rộng thị trường.

Theo chiến lược này, doanh nghiệp đồng thời xâm nhập vào nhiều thị trường khác

nhau.

Ưu điểm của chiến lược này là doanh nghiệp có thể phân tán được rủi ro kinh doanh PTIT

Chương11: Marketing quốc tế

theo kiểu “không bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Nhược điểm của nó là phân tán năng lực tiếp

thị, khó quản lý.

Về các phương pháp lựa chọn thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp có thể lựa chọn hai phương pháp sau đây:

 Thứ nhất, đó là phương pháp thụ động. Theo phương pháp này, doanh nghiệp chỉ

hạn chế hoạt động trong phạm vi đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng của nước

ngoài, hoặc bán hàng qua các đại lý xuất khẩu. Đây là phương thức làm ăn nhỏ,

tạm thời.

 Thứ hai, đó là phương pháp chủ động. Theo phương pháp này, doanh nghiệp hoặc

là tìm thị trường xuất khẩu tương tự như thị trường nội địa (còn gọi là phương

pháp mở rộng thị truờng về địa lý), hoặc là dần dần tuyển chọn các thị trường có

độ hấp cao.

Một phần của tài liệu Bài giảng Markting can bản (Trang 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)