CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH, TỔCHỨC VÀ KIỂM TRA MARKETING 6.1 LẬP CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
6.3.3. Kiểm tra chiến lược
Thỉnh thoảng các doanh nghiệp phải duyệt xét lại cẩn thận toàn bộ hiệu quảMarketing của mình. Trong hoạt động của Marketing, sự lỗi thời nhanh chóng của các chiến lược và
chương trình là một khả năng có thể xảy ra. Mỗi doanh nghiệp cần định kỳ đánh giá lại toàn bộ sự tiếp cận với thương trưởng của doanh nghiệp mình, sử dụng một công cụ được gọi là
giám địnhMarketing để đánh giá.
Giám định marketing được hiểu là sự khảo sát toàn diện và có hệ thống, độc lập và
theo định kỳ về môi trường, mục tiêu chiến lược và các hoạt độngMarketing của một doanh
nghiệp hay một đơn vị kinh doanh –Với một cái nhìn khách quan nhằm xác định các lĩnh vực
có vấn đề, những cơ hội và đề nghị một số kế hoạch hành động để cải thiện thành tích Marketing của một doanh nghiệp.
Giám địnhMarketing bao hàm tất cả mọi lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp chứ
không chỉ một vài điểm ách tắc. Nó liên quan đến một loạt vấn đề về môi trường Marketing, hệ thốngMarketing trong doanh nghiệp cũng như các hoạt độngMarketing chuyên biệt. Trên
cơ sở những dự đoán khoa học các nhà quản trị đưa ra các kế hoạch hành động hiệu chỉnh dài hạn và ngắn hạn nhằm cải thiện toàn bộ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ đạo việc giám định Marketing thường do một cơ quan độc lập với bộ phận
Marketing khách quan, nhiều kinh nghiệm phụ trách. Việc giám định nên được thực hiện định
kỹ thay vì chỉ khi có khủng hoảng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 6
Lập chiến lược và kế hoạch Marketing của doanh nghiệp là một việc làm rất quan trọng. Chúng ta hiểu lập chiến lược và kế hoạchMarketing của doanh nghiệp bao gồm hai nội dung cơ bản: xây dựng chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp và lập kế hoạch
Marketing.
Xây dựng chiến lược chung của doanh nghiệp bao gồm các nội dung: xác định và tuyên bố sứ mệnh, đề ra nhiệm vụ của doanhnghiệp, xác định chiến lược đối với các đơn vị
kinh doanh và đề ra các chiến lược chức năng của doanh nghiệp trong đó có chiến lược PTIT
Marketing.
Sau khi xây dựng chiến lược chung toàn doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng
các kế hoạch Marketing riêng cho từng đơn vị kinh doanh chiến lược của mình.Đơn vị kinh
doanh chiến lược có thể xác định theosản phẩm, từng nhãn hiệu và từng thị trường. Kế hoạch Marketing là phương tiện hữu hiệu để thực hiện chiến lược của từng đơn vị kinh doanh và chiến lượcchung của doanh nghiệp.
Để thực hiện chiến lược và kế hoạch marketing, mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức bộ
máy hoạt động Marketing theo những nguyên tắcnhất định. Các mô hình phổ biến để tổ chức
bộ máy hoạt động marketing là: tổ chức theo chức năng, tổ chức theo nguyên tắc địa lý, tổ
chức theo mặt hàng sản xuất, tổ chức theo thị trường hoặc kết hợp giữa tổ chức theo mặt hàng sản xuất và thị trường.
Để đảm bảo chắc chắn kế hoạch chiến lược marketing thành công, mỗi doanh nghiệp
cân tiến hành kiểm tra marketing. Có ba loại kiểm tra marketing là: kiểm tra thực hiện kế
hoạch năm, kiểm tra khả năng sinh lãi và kiểm tra chiến lược. Nhờ hệ thống kiểm tra này, các doanh nghiệp sẽ kịp thời đưa ra các quyết định marketing để cải thiện tình trạng marketing theo hướng nâng cao hiệu quả hơn.
Chương 7: Các quyết định vềsản phẩm