MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ 1 Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng Markting can bản (Trang 166)

CHƯƠNG 11: MARKETING QUỐC TẾ 11.1 B ẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ

11.2. MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ 1 Môi trường kinh tế

11.2.1. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất

khẩu vào nước đó. Nó quyết định đến sức hấp dẫn của thị trường đối với loại hàng hoá nào đó

của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế cho biết tiềm năng của thị trường, thuận lợi khó khăn

khi xâm nhập thị trường (cơ sở hạ tầng). Do vậy trước khi xâm nhập vào thị trường quốc tế

cần tiến hành nghiên cứu điều kiện kinh tế của đất nước đó. Hạ tầng quốc gia và giai đoạn

phát triển kinh tế là các yếu tố kinh tế chủ yếu của một quốc gia có ảnh hưởng đến độ hấp dẫn

của thị trường đó và gợi ý về chiến lược Marketing cho doanh nghiệp.

11.2.1.a. Hạ tầng cơ sở

Hạ tầng cơ sở của một quốc gia cho biết khả năng của quốc gia về cung cấp dịch vụ

vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng. Tuỳ thuộc vào sản phẩm và phương pháp phân phối

sản phẩm, các doanh nghiệp xâm nhập thị trường quốc tế cần đến hạ tầng cơsở ở các mức độ

khác nhau. Chiến lược phân phối sản phẩm rộng rãi cần một mạng lưới giao thông vận tại tốt.

Thông tin liên lạc cũng là phương tiện không thể thiếu được đối với các nhà kinh doanh.

Mức độ phát triển kinh tế

Mức độ phát triển kinh tế của một đất nước là thông tin quan trọng cho biết đất nước đó có nhu cầu về sản phẩm gì? Chỉ số phát triển quantrọng nhất là GDP trên đầu người.

Để phân loại thị trường nước ngoài theo mức độ hấp dẫn, người ta có thể căn cứ

vào 3 yếu tố là: dân số, cơ cấu kinhtế và mức sống dân cư.

Theo cơ cấu kinh tế, có thể phân chia ra 4 nhóm thị trường như sau:

- Các nền kinh tế tự nhiên. Nền kinh tế tự nhiên được đặc trưng bởi tỷ lệ lớn lao động trong nông nghiệp với công nghệ thô sơ. Sản xuất chủ yếu là tự cung tự

cấp. Chưacó sản xuất hàng hoá. Nhu cầu tiêu dùng nhập khẩu không có.

- Các nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu thô. Đó là các nước có tài nguyên khoáng sản như Chi Lê (thiếc, đồng), A rập Xê út (dầu mỏ). Thị trường này có nhu cầu về các thiết bị khai thác, vận tải. Đồng thời đó cũng là thị trường tiềm năng để liên doanh chế biến hàng xuất khẩu với nguồn lao động rẻ và dồi dào. Nhu cầu về hàng công nghiệp cũng bắt đầu hình thành, đặc biệt đối với tầng

Nghiên cứu môi trường marketing quốc tế Quyết định xâm nhập thị trường nào? Quyết định các phương pháp xâm nhập thị trường Quyết định các chiến lược Marketing hỗn hợp PTIT

Chương11: Marketing quốc tế

lớp trên của xã hội.

- Các nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá. Công nghiệp chế biến phát

triển. Các nước này có nhu cầu nhập nguyên liệu, nhiên liệu và các thiết bị sản

xuất nặng. Đã xuất hiện tầng lớp trung lưu có nhu cầu về các hàng hoá tiêu dùng có chất lượng cao.

- Các nền kinh tế công nghiệp hoá. Họ xuất khẩu hàng công nghiệp. Đời sống nhân dân cao. Đây là một thị trường có nhu cầu đa dạng về cả hàng hoá tiêu dùng chất lượng cao và nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.

Theo mức sống, có thể phân chía thành 5 nhóm nước như sau:

- Các nền kinh tế có mức sống rất thấp. Nền kinh tế này chủ yếu mang tính tự

cung tự cấp, nhu cầu hàng hoá tiêu dùng và tư liệu sản xuất thấp.

- Các nền kinh tế có mức sống thấp. Hàng hoá nội địa chất lượng kém, chủ yếu

do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất. Tuy vậy, họ cũng có nhu cầu trao đổi

với thế giới về một số loại hàng hoá.

- Các nền kinh tế có mức sống trung bình. Đại bộ phận dân cư có mức sống

thấp. Tuy nhiên có một bộ phận khá giả có nhu cầu hàng ngoại chất lượng cao.

Ngoài ra còn có nhu cầu về các máy móc thiết bị cho sản xuất.

- Các nền kinh tế có mức sống khá. Hình thành nên một tầng lớp trung lưu có

nhu cầu cao về hàng hoá. Đồng thời có hai tầng lớp đối nghịch: tầng lớp giàu có và tầng lớp nghèo khó với các nhu cầu tiêu dùng tương phản.

- Các nền kinh tế có mức sống cao. Tầng lớp dân cư trung lưu chiếm đa số. Nhu

cầu tiêu dùng đa dạng, phong phú.

Theo mức độ phát triển kinh tế, có thể chia thành các nhóm nước sau đây:

- Nhóm các nước kém phát triển

- Nhóm các nước đang phát triển

- Nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)

- Nhóm các nước cónền kinh tế đang chuyển đổi

- Nhóm các nước công nghiệp phát triển

Mỗi nhóm nước này có các đặc điểm riêng. Nhà xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ đặc diểm các nhóm nước dự kiến xuất khẩu đề có căn cứ xây dựng chiến lược xuất khẩu

Một phần của tài liệu Bài giảng Markting can bản (Trang 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)