CHƯƠNG 11: MARKETING QUỐC TẾ 11.1 B ẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ
11.5.2. Các quyết định về giá
Giá là công cụ để đạt được các mục tiêu Marketing. Thông thường chiến lược giá hàng hoá xuất khẩu nhắm vào các mục tiêu như “Thâm nhập thị trường”; “ Mở rộng thị phần”;
Product Communication
Không thay đổi Thíchứng Đổi mới hoàn toàn
Không thay đổi Chiến lược a Chiến lượcc
Thíchứng Chiến lược b Chiến lược d
Đổi mới hoàn toàn Chiến lược e
Chương11: Marketing quốc tế “Tối đa hoá lợi nhuận”.
Các căn cứ đểdoanh nghiệpxây dựng chiến lược giá là:
+ Mục tiêu và chính sách giá của doanh nghiệp
Chiến lược giá cần phải thống nhất với chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
nói riêng và các chiến lược Marketing khác nói chung của công ty. Căn cứ vào các mục tiêu và chính sách, Công ty có thể sử dụng các chiến lược sau đây: “Thâm nhập thị trường”; “ Mở
rộng thị phần”; “Tối đa hoá lợi nhuận”.
+ Chi phí
Chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hàng hoá sản xuất ở đâu. Phương pháp tính giá bằng chi phí cộng lãi (Cost-plus) được dùng đối với sản phẩm xuất khẩu
phổ biến hơn so với sản phẩm nội địa. Giá sản phẩm xuất khẩu do vậy có thể cao hơn giá trong nước do các chi phí phát sinh như vận chuyển, thuế. Tuy nhiên, nhiều khi công ty cũng
xuất khẩu với giá thấp hơn giá nội địa. Giá thấp được bán trong các trường hợp sau: Sản phẩm lỗi mốt
Cạnh tranh mạnh
Nâng cao khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài
Nhiều khi giá bán hàng hoá ở nước ngoài của công ty cao hơn giá bán nội địa của mặt
hàng cùng loại. Các công ty Nhật Bản khi bước vào thị trường thế giới thường bán với giá
thấp, thậm chí lỗ để cạnh tranh. Họ lấy lợi nhuận trong nước để bù cho xuất khẩu. Khi sản
phẩm của họ đứng vững trên thị trường thì họ mới bán giá cao hơn. Các công ty Trung Quốc
cũng thực hiện chiến lược giá tương tự khi xuất khẩu, thậm chí bán phá giá hàng hoá mậu biên qua Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài ra, khi chưa có kinh nghiệm, công ty có thể bán giá hàng xuất khẩu bằng với giá bán trong nước. Sau đó, công ty có thể điều chỉnh theo phản ứng của thị trường.
+ Cầu trên thị trường
Cầu là yếu tố để xác định mức giá mà thị trường chấp nhận được, hay là giá trần. Công ty
cũng phải xác định các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cầu cuả một sản phẩm.
+ Mức độ cạnh tranh trên thị trường
Tuỳ vào các hình thái cạnh tranh khác nhau trên thị trường mà công ty có thể đưa ra các
chiến lược giá khác nhau (xem chương 7:Các quyết định vềgiá).
+ Các yếu tố môi trường
Các yếu tố pháp luật như “luật chống bán phá giá”, “chính sách xuất nhập khẩu”,quyền
can thiệp của chính quyền về giá…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách giá của các
doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 11
Các doanh nghiệp tiến hành Marketing quốc tế vì nhiều lý do khác nhau. Song, xu PTIT
hướng toàn cầu hoá về nhucầu và sự theo đuổi chiến lược chi phí thấp là những lý do trực tiếp
nhất. Marketing trên thị trường thế giới có hai dạng: Marketing ra nước ngoài hay marketing xuất khẩu và Marketing đa quốc gia hay Marketing toàn cầu. Marketing xuất khẩu thực chất là Marketing trên thị trường nội địa được vận dụng trong môi trường nước ngoài, còn marketing
đa quốc gia là Marketing của các doanh nghiệp đa quốc gia trên các thị trường khác nhau trên thế giới.
Marketing quốc tế muốn thành công trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc môi trường quốc tế, nghiên cứu kỹ các điều kiện môi trường của từng thị trường, từ đó quyết định việc lựa chọn các thị trường để thâm nhập. Ngoài ra, việc lựa chọn thị trường nước ngoài còn phải tuân theo một quy trình nhất định để quyết định xem thâm nhập một thị trường cụ thể
nào. Sau khi lựa chọn được thị trường, bước tiếp theo la doanh nghiệp phải lựa chọn phương
thức thâm nhập thị trường. Có 5 phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài, bao gồm: xuất
khẩu gián tiếp, xuất khâu trực tiếp, nhượng giấy phép, liên doanh và đầu tư trực tiếp. Cuối
cùng, doanh nghiệp phải quyết định về hỗn hợp Marketing trên thị trường quốc tế.
Chương12: Marketing dịch vụ
CHƯƠNG 12: MARKETING DỊCH VỤ12.1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ