CHƯƠNG 7: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM 7.1 SẢN PHẨM THEO QUAN ĐIỂM MARKETING
7.4.2. Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm
Bềrộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần
theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như theo kích cỡ, theo công suất...
Mỗi doanh nghiệp thường có cách thức lựa chọn bề rộng chủng loại sản phẩm khác
nhau. Những lựa chọn này tuỳ thuộc vào mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi.
Các doanh nghiệp thiên về theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại đầy đủ hay
phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hoặc mởi rộng thị trường có chủng loại hàng hoá rộng. Trong trường hợp này họ sản xuất cả những sản phẩm sinh lãi ít. Ngược lại, có những
doanh nghiệp quan tâm trước hết đến khả năng sinh lãi cao của sản phẩm. Nhưng dù quyết định ban đầu của doanh nghiệp như thế nào, thì hiện tại doanh nghiệp cũng vẫn gặp phải vấn đề đặt ra là mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết
vấn đề này doanh nghiệp có hai hướng lựa chọn.
Một là, phát triển chủng loại: phát triển chủng loại có thể được thực hiện bằng các
cách thức sau:
Phát triển hướng xuống dưới Phát triển hướng lên trên
Phát triển theo cả hai hướng trên
Hai là, bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm. Cách này có nghĩa là theo bề rộng
mà doanh nghiệp đã lựa chọn, doanh nghiệp cố gắng đưa thêm những mặt hàng mới trong
khuôn khổ đó. Việc bổ sung sản phẩm được đặt ra xuất phát từ các mục đích sau: Mong muốn có thêm lợi nhuận
Chương 7: Các quyết định vềsản phẩm
Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
Mưu toan trở thành doanh nghiệp chủ chốt với chủng loại đầy đủ
Khi bổ sung những sản phẩm mới trong cùng một chủng loại, doanh nghiệp phải tính đến khả năng giảm nức tiêu thụ của sản phẩm khác. Để làm giảm bớt ảnh hưởng này, doanh nghiệp phải đảm bảo chắc chắn rằng hàng hoá mới khác hẳn so với sản phẩm đã có.