Dù cho các ngân hàng có thể có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nh−ng môi tr−ờng pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực quản trị rủi ro cho dù đ−ợc đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. D−ới đây là những nhân tố khách quan ảnh h−ởng tới việc quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng.
Nhận thức của khách hàng
Nhận thức của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh h−ởng đến quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ. Bởi lẽ những suy tính và hành vi giao dịch của khách hàng góp phần nhất định vào rủi ro, chia sẻ rủi ro, đặc biệt là hành vi phản ứng của khách hàng khi rủi ro xảy đến. ở những n−ớc có trình độ nhận thức cao, thị tr−ờng tài chính phát triển, các hoạt động quản trị rủi ro không chỉ có ý nghĩa mà còn rất đ−ợc chú trọng phát triển. Khách hàng dù là cá nhân cũng có thể áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro để bảo vệ lợi ích của bản thân và góp phần đảm bảo an toàn cho thị tr−ờng. Trái lại, ở những n−ớc trình độ nhận thức của công chúng hạn chế, dễ nảy sinh tâm lý hoảng loạn, sẽ tác động không thuận lợi đến năng lực và hiệu quả quản trị rủi ro của các ngân hàng th−ơng mại.
Các rào cản th−ơng mại
Sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh tế đối ngoại nh− những quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách th−ơng mại, các điều kiện về chất l−ợng
hàng hoá, nền kinh tế, các tập quán, thông lệ và pháp luật... của một quốc gia ch−a ổn định và th−ờng xuyên có những thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán tr−ớc đ−ợc sẽ làm ảnh h−ởng đến khả năng thanh toán. Để thực hiện các cam kết khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, các n−ớc không thể bảo hộ thị tr−ờng trong n−ớc bằng thuế quan thì việc áp dụng triệt để các biện pháp phi thuế quan sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ đối với hoạt động xuất khập khẩu và thanh toán quốc tế.
Sự biến động của tình hình tài chính trong n−ớc và quốc tế
Sự phát triển của thị tr−ờng tài chính nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nói riêng là yếu tố quan trọng thứ hai đối với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM. Hầu hết các hoạt động của các NHTM đều có quan hệ với nhau và các ngân hàng th−ờng xuyên giao dịch với nhau trên thị tr−ờng tiền tệ. Những hoạt động của thị tr−ờng tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sống còn của các NHTM bởi lẽ thị tr−ờng này không chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro. Giống nh− điều kiện về môi tr−ờng pháp lý, nếu thị tr−ờng tiền tệ liên ngân hàng không phát triển, năng lực quản trị rủi ro hoàn toàn trở thành không có ý nghĩa.