Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu tăng cường rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 75)

Trở ngại lớn nhất từ phía khách hàng khi tham gia ph−ơng thức tín dụng chứng từ đó là sự hiểu biết không vững về các yếu tố pháp lý liên quan đến ph−ơng thức thanh toán này nh− các tập quán, thông lệ quốc tế, luật pháp quốc gia. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật nghiệp vụ, kinh nghiệm còn ít, chủ yếu quan tâm đến số l−ợng và giá cả mà không quan tâm đến các điều kiện liên quan quan trọng hơn, đây là tình trạng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Cũng chính vì lý do đó, các doanh nghiệp th−ờng dựa hoàn toàn vào ngân hàng, gây khó khăn và mất thời gian, đồng thời gây ra rủi ro cho cả hai phía,

nh− khi làm đơn xin mở L/C có những doanh nghiệp không rõ về những điều khoản trong hợp đồng th−ơng mại, ngân hàng phải đứng ra t− vấn kỹ l−ỡng, rất mất thời gian.

Trong khi đó, cũng có những khách hàng rất am hiểu về ph−ơng thức tín dụng chứng từ nh−ng có âm m−u hoặc thông đồng với đối tác và ngân hàng khác hoặc tự mình cố tình lừa gạt NHPH. Nếu ngân hàng không tỉnh táo, rất có thể phải gánh chịu rủi ro.

Các tr−ờng hợp có nguy cơ dẫn đến rủi ro th−ờng gặp từ phía khách hàng có thể nh− sau:

- Việc ký hợp đồng không phù hợp với ph−ơng thức tín dụng chứng từ và các điều kiện thanh toán, hoặc các điều kiện của hợp đồng không đ−ợc ký kết một cách chặt chẽ.

- Khi th−ơng l−ợng ký kết hợp đồng, th−ờng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho mình, điều này một phần là do sự thiếu hiểu biết về ph−ơng thức thanh toán, một phần là do tâm lý muốn bán hàng, sợ mất đối tác nếu không chấp nhận các điều kiện mà đối tác đ−a ra. Tâm lý này chung quy cũng là do các doanh nghiệp của ta thế và lực ch−a mạnh trong th−ơng mại quốc tế nên khi tham gia vào thị tr−ờng quốc tế vẫn còn ít nhiều e dè. Không chỉ trong việc ký kết hợp đồng mà ngay cả khi đã mở L/C, các doanh nghiệp nhiều khi cũng chấp nhận các điều kiện bất lợi mặc dù đã đ−ợc sự t− vấn của ngân hàng nh−ng các doanh nghiệp vẫn không chịu sửa đổi L/C dẫn đến rủi ro trong thanh toán.

- Việc thiếu thông tin về đối tác cũng dẫn đến các thiệt hại đáng kể đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, tiềm lực còn hạn chế, mới tham gia vào th−ơng mại quốc tế, ít bạn hàng.

- Việc lập chứng từ có sai sót, bất đồng sẽ trực tiếp là căn cứ để nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. Điều này có thể do sơ suất của bên xuất khẩu khi lập chứng từ hoặc cũng có thể tâm lý tiết kiệm chi phí sửa đổi L/C khi chỉ có sai sót nhỏ. Trong khi đó, việc thanh toán lại phụ thuộc lớn vào thiện chí của bên nhập khẩu, do đó dù chỉ sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến việc từ chối thanh toán.

Một phần của tài liệu tăng cường rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 75)