Tăng c−ờng hợp tác quốc tế với các Ngân hàng đại lý

Một phần của tài liệu tăng cường rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 99)

Trong nghiệp vụ TTQT, hệ thống ngân hàng đại lý đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển TTQT hiện nay. Ngân hàng cần phát triển hệ thống đại lý cả về chiều rộng và chiều sâu, có nghĩa là lựa chọn các ngân hàng lớn

có uy tín và ở những n−ớc có tình hình kinh tế chính trị ổn định để mở tài khoản. Việc có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng ở khắp mọi nơi sẽ giúp ngân hàng phát triển tốt hoạt động TTQT, vừa giảm thiểu chi phí giao dịch vừa tránh đ−ợc các rủi ro nh− rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức đồng thời lại đảm bảo chất l−ợng của món thanh toán. Chính vì thế việc ngân hàng cần làm là tăng c−ờng thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn có uy tín ở các n−ớc trong khu vực và trên thế giới, đánh giá cập nhật định kỳ các thông tin về ngân hàng đại lý, thông qua mối quan hệ với ngân hàng đại lý, ngân hàng sẽ thiết lập mối quan hệ tài khoản, hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tổ chức và khách hàng n−ớc ngoài, hỗ trợ các dịch vụ trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT, hỗ trợ đào tạo cán bộ TTQT...

Trong quá trình đó, ngân hàng phải tuân thủ các quy tắc, cam kết, tập quán quốc tế để không làm giảm sút hình ảnh và uy tín của mình đối với các ngân hàng đại lý. Đồng thời phải th−ờng xuyên phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của các ngân hàng đại lý từ đó có những biện pháp phù hợp nh− tăng c−ờng quan hệ hợp tác với các ngân hàng có tình hình tài chính tốt, mức độ an toàn cao. Bên cạnh đó, SHB cũng phải thắt chặt quan hệ với các NHTM trong n−ớc trên nguyên tắc hòa hợp, t−ơng hỗ, hợp tác cùng phát triển đặc biệt trong trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trong n−ớc.

Một phần của tài liệu tăng cường rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 99)