Ph−ơng thức thanh toán L/C có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng, mỗi một quan hệ hợp đồng lại có những chủ thể và khách thể khác nhau nên luật điều chỉnh các quan hệ đó cũng khác nhau. Cụ thể ở Việt Nam nh− sau:
Đối với mối quan hệ đầu tiên – hợp đồng mua bán ngoại thuơng giữa ng−ời xuất khẩu và ng−ời nhập khẩu – chủ thể là những cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch khác nhau. Mối quan hệ kinh tế đối ngoại này đ−ợc điều chỉnh bởi các luật sau:
- Luật Việt Nam:
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989.
Luật Th−ơng mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Bộ luật Hàng hải của Quốc Hội N−ớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực ngày 01/01/2006.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 04/01/1992 và đ−ợc sửa đổi năm 1995.
- Các công −ớc quốc tế mà Chính phủ Việt Nam ký kết hoặc tham gia:
Công −ớc Brusell (1924), Hamburg (1978)... điều chỉnh vận đơn đ−ờng biển, Công −ớc Vacsava (1929) và các nghị định th− sửa đổi năm 1955, 1963... về vận tải hàng không.
Công −ớc Viên về hợp đồng kinh tế năm 1980. Luật thống nhất hối phiếu ULB 1930.
Tập quán th−ơng mại quốc tế Incoterms, bản 2000 hiện hành.
Đối với mối quan hệ thứ hai – hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa ng−ời xin mở th− tín dụng và ngân hàng phát hành, chủ thể và khách thể có thể cùng mang một quốc tịch, hoặc khách thể quốc tịch khác nh−ng mang tính chất đối nội. Do đó, mối quan hệ này hoàn toàn chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia. Các luật đó ở Việt Nam bao gồm:
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 25/09/1989.
- Luật Th−ơng mại có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. - Nghị định 131/2005/NĐ-CP về quản lý ngoại hối.
- Nghị định 64/2001/NĐ-Cp về hoạt động thanh toán quốc tế qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Luật Đầu t− số 59/2005/QH có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Đối với mối quan hệ thứ ba – cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối với ng−ời xuất nhập khẩu thể hiện trên th− tín dụng – chủ thể mang tính chất quốc tế. Đây chính là mối quan hệ chịu sự điều chỉnh của UCP 500 cùng với ISBP 645 (tr−ớc ngày 01/07/2007) và UCP 600 cùng với ISBP 681 (sau ngày 01/07/2007). Thêm nữa trong quan hệ thanh toán bằng L/C, NHPH có thể trực tiếp trả tiền cho ng−ời xuất khẩu, cũng có thể uỷ quyền cho một ngân hàng khác trả thay. Khi đó, mối quan hệ giữa các NHPH, hoàn trả... sẽ đ−ợc điều chỉnh bởi “Quy tắc về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo th− tín dụng” – viết tắt là URR 525 (năm 1995) và bản mới nhất URR 725 (áp dụng từ ngày 01/10/2008) của ICC.
Với sự phức tạp của luật điều chỉnh nh− vậy, các bên tham gia thanh toán L/C cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu các yếu tố pháp lý liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, thực hiện L/C. Nhiều rủi ro đã phát sinh từ đây.