Đối t−ợng gặp rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ là tài sản, tiền bạc, và cơ hội của các bên ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán nh−: NHPH, NHTB, NHđCĐ, NHCK, NHXN và của những khách hàng là các bên xuất khẩu và nhập khẩu tham gia vào tiến trình thanh toán.
Đối t−ợng mà SHB tập trung quan tâm nhiều nhất là tiền bạc và tài sản của SHB dùng vào quá trình thanh toán. Những rủi ro này phát sinh khi các khách hàng của ngân hàng là bên nhập khẩu. Ngân hàng do không đánh giá đ−ợc đúng về tình hình tài chính, việc thu thập thông tin, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng còn ch−a đ−ợc đầy đủ và chặt chẽ nên ngân hàng không yêu cầu khách hàng kỹ quỹ 100%. Ngân hàng đã buộc phải trả thay cho khách hàng khi khách hàng không có đủ khả năng thanh toán, làm cho nợ quá hạn L/C có lúc lên cao, đòi hỏi SHB phải tiến hành điều tra tính chính xác của khách hàng và khả năng tài chính của khách hàng để đảm bảo thu hồi lại tiền đã thanh toán.
Hoặc rủi ro phát sinh trong những tr−ờng hợp xử lý lỗi kiểm tra chứng từ, sửa lỗi sai sót chứng từ. Nếu SHB kiểm tra và phát hiện ra chứng từ có lỗi, sẽ mang lại nguồn thu cho SHB. Nh−ng ng−ợc lại, nếu nh− việc kiểm tra chứng từ của SHB không tốt, có thể gây ra những vụ kiện lớn, gây thiệt hại cho SHB cả về tiền bạc lẫn thời gian để theo kiện, kéo theo uy tín của SHB cũng suy giảm, mất đi nhiều bạn hàng.
Nhờ việc nghiên cứu kỹ l−ỡng đối t−ợng gặp rủi ro và việc vận dụng những kinh nghiệm quý báu của các cán bộ TTQT phòng TTQT và công tác kiểm tra, giám sát của các Phòng, Ban, các Tổ kiểm soát, SHB đã đ−a ra đ−ợc các biện pháp ngăn ngừa rủi ro và nếu rủi ro xảy ra thì thiệt hại thế nào là nhỏ nhất, nên hoạt động TTQT của SHB trong những năm gần đây không có tổn thất lớn nào về tài sản, lỗi kiểm tra chứng từ cũng có xảy ra nh−ng nhờ việc nghiên cứu kỹ về đối tác, SHB đã xử lý bằng th−ơng l−ợng nên thiệt hại không lớn.