Với việc nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra, nghiên cứu nguồn rủi ro và mức độ tổn thất mà rủi ro gây ra, SHB đã có những ph−ơng án phòng ngừa rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ. Trong giai đoạn 2007-2009, để phòng ngừa rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ SHB đã sử dụng kết hợp một số ph−ơng pháp sau đây:
Bảng 10: Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ tại SHB trong giai đoạn 2007-2009
Năm 2007 Giảm thiểu rủi ro
Năm 2008 Giảm thiểu rủi ro, chủ động chấp nhận rủi ro
Năm 2009 Né tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ rủi ro
(Nguồn: Báo cáo cuối năm kết quả hoạt động TTQT của SHB)
- Né tránh rủi ro là chủ động né tránh tr−ớc những rủi ro có thể xảy ra và loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. Trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ, né tránh rủi ro chính là: hạn chế thanh toán cho những khách hàng đến từ những khu vực nhiều rủi ro về chính trị, pháp lý, không thực hiện thanh toán cho những bộ chứng từ có sai sót dù là nhỏ, không mở L/C cho khách hàng khi ch−a thẩm định rõ tình hình tài chính của
khách hàng... Ph−ơng pháp này đ−ợc SHB áp dụng trong năm đầu mới thực hiện ph−ơng thức tín dụng chứng từ, khi hoạt động TTQT còn sơ khai và các nhân viên thanh toán còn ch−a có kinh nghiệm. Sang đến năm 2008, khi tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra gay gắt, SHB đã sử dụng ph−ơng pháp né tránh rủi ro là tránh thực hiện thanh toán xuất khẩu cho những hàng hoá xuất sang thị tr−ờng Mỹ, EU để hạn chế những rủi ro về tỷ giá hay không nhận đ−ợc tiền thanh toán từ phía đối tác.
- Chủ động chấp nhận rủi ro là dựa trên cở sở dự báo rủi ro có thể xảy ra, tìm cách khắc phục sẵn sàng đ−ơng đầu khi rủi ro, tổn thất xảy ra.
SHB ít khi áp dụng ph−ơng pháp này. Ph−ơng pháp này cần sự linh động, sáng tạo của nhân viên thanh toán và sự thông suốt ý kiến từ các cấp, trong khi các nhân viên thanh toán của SHB tuy trình độ ngày càng đ−ợc nâng cao nh−ng vẫn không muốn đ−ơng đầu khi rủi ro xảy ra, hơn nữa việc tìm cách khắc phục rủi ro lại diễn ra trong thời gian khá dài nên ph−ơng pháp này không đ−ợc áp dụng nhiều tại SHB. Hầu hết các hợp đồng thanh toán đều diễn ra theo thủ tục thông th−ờng, đơn giản và đ−ợc các nhân viên thực hiện theo đúng quy tắc nên các rủi ro đều đ−ợc dự đoán tr−ớc và xử lý kịp thời.
- Giảm thiểu rủi ro là biện pháp giảm nhẹ tổn thất bằng cách khoanh lại rủi ro để tránh các rủi ro, tổn thất khác.
Tại SHB, trong những năm gần đây th−ờng sử dụng nhiều ph−ơng pháp giảm thiểu rủi ro. Sau khi nhận thấy các rủi ro, SHB th−ờng xuyên tiến hành th−ơng l−ợng với các đối tác nhằm giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra và cùng đối tác khắc phục rủi ro. Thông qua việc th−ơng l−ợng, SHB có thể tránh đ−ợc các rủi ro, tổn thất khác nh− uy tín của SHB, mất đi các khách hàng tiềm năng... Do đó, đây là ph−ơng pháp đ−ợc −a chuộng và sử dụng nhiều nhất tại SHB.
- Chia sẻ rủi ro: Gần đây, khi L/C chuyển nh−ợng ngày càng đ−ợc phát triển, SHB đã sử dụng nhiều hơn ph−ơng pháp chia sẻ rủi ro. Bằng việc chuyển nh−ợng L/C mà SHB nhận thấy có nhiều rủi ro, SHB có thể chia sẻ những rủi ro hay chuyển nh−ợng rủi ro cho một ngân hàng khác mà trong L/C chấp nhận. Hoặc là bằng cách th−ơng l−ợng, SHB có thể chia sẻ những rủi ro với bạn hàng, nhằm giảm thiệt hại cho chính SHB. Ph−ơng pháp này không mang lại lợi nhuận cho SHB nh−ng có thể giúp SHB tránh đ−ợc những rủi ro đang tiềm ẩn. Tuy nhiên, ph−ơng pháp này phụ thuộc nhiều vào đặc tính và quy định của L/C, không phải L/C nào cũng có thể thực hiện đ−ợc nên ph−ơng pháp này ch−a đ−ợc áp dụng phổ biến tại SHB.