1.2.1. Khái niệm rủi ro
Nói đến rủi ro là đề cập đến những sự kiện không may mắn, bất ngờ xảy ra gây nên những thiệt hại về lợi ích của con ng−ời gồm: sức khoẻ, tinh thần, sự nghiệp tài sản... Vậy rủi ro là những sự kiện bất lợi, xảy ra ngoài sự mong đợi và gây nên tổn thất cho con ng−ời. Từ khái niệm chung về rủi ro, chúng ta đi đến khái niệm về rủi ro trong hoạt động TTQT đặc biệt là trong ph−ơng tín dụng chứng từ. Đó là những rủi ro về kinh tế, phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán, do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán (nhà NK, XK, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian...) hoặc do những nhân tố khách quan gây nên.
1.2.2. Các loại rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ 1.2.2.1. Rủi ro kỹ thuật/nghiệp vụ 1.2.2.1. Rủi ro kỹ thuật/nghiệp vụ
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán th− tín dụng, nh− sai khác giữa bộ chứng từ thanh toán với th− tín dụng hoặc hợp đồng, hay việc các bên tham gia không thực hiện đúng một khâu nào đó trong quy trình nghiệp vụ thanh toán dẫn đến sự từ chối thanh toán hay từ chối nhận hàng của phía đối tác. Trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ, mỗi ngân hàng có những trách nhiệm nhất định và do vậy cũng có thể gặp những rủi ro liên quan.
Rủi ro đối với NHPH L/C (IssuingBank)
- Rủi ro trong nghiệp vụ mở L/C:
Vấn đề quan trọng nhất trong khâu mở L/C chính là việc ngân hàng phải kiểm tra cẩn thận doanh nghiệp xin phát hành L/C về các mặt nh− tính pháp lý, đơn xin mở L/C, nguồn vốn để thanh toán, uy tín (từ đó đ−a ra mức kỹ quỹ hợp lý)... Đặc biệt, ngân hàng còn phải làm tốt vai trò t− vấn trong khâu này khi phát hiện có những điều khoản bất lợi cho nhà NK thể hiện trong hợp đồng th−ơng mại, về ph−ơng thức thanh toán, điều kiện vận chuyển... Đó chính là những bất lợi có thể dẫn đến những tranh chấp về sau và do đó có thể trở thành những rủi ro cho ngân hàng.
- Rủi ro trong kiểm tra bộ chứng từ:
Đây là khâu quan trọng và bao trùm trách nhiệm lớn nhất của ngân hàng, việc ngân hàng quyết định thanh toán hay không là phụ thuộc vào khâu này. Do đó, nếu ngân hàng không kiểm tra bộ chứng từ với một “sự cẩn thận hợp lý” mà vẫn thực hiện thanh toán thì những rủi ro tiềm tàng rất có thể sẽ phát sinh. Việc kiểm tra chứng từ nh− thế nào, cũng nh− nội dung chứng từ đã đ−ợc thể hiện trong văn bản UCP 600. Tuy nhiên, lại có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn bản này, từ đó dẫn đến những rủi ro và tranh chấp phát sinh giữa các ngân hàng tham gia.
Rủi ro đối với NHTB
Nhiệm vụ của NHTB là kiểm tra tính chân thực của L/C, tránh thông báo L/C giả khiến bên XK giao hàng mà không thu hồi đ−ợc tiền. Vì vậy, những rủi ro xảy ra đối với NHTB có thể là một trong những tr−ờng hợp sau:
- Thông báo nhầm một L/C giả hoặc một sửa đổi giả.
- Thông báo sửa đổi L/C trong khi L/C không có hiệu lực (ch−a xác minh đ−ợc tính chân thực bề ngoài – test key hay mẫu SWIFT không phù hợp).
- Nếu NHTB thấy ch−a xác minh đ−ợc tính chân thực bề ngoài của một L/C và quyết định không thông báo L/C đó nh−ng lại không gửi thông báo về vấn đề này hoặc gửi chậm trễ đến NHPH, đó cũng sẽ là rủi ro cho NHTB.
Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
NHXN có nhiệm vụ là đ−a thêm sự xác nhận của mình vào th− tín dụng đã phát hành dựa trên sự ủy quyền hoặc yêu cầu của NHPH. Rủi ro xảy ra khi NHXN không nắm đ−ợc năng lực tài chính của NHPH L/C nh−ng vẫn tiến hành xác nhận theo yêu cầu. NHXN sẽ gặp rủi ro khi NHPH không có thiện chí thanh toán hoặc bị mất khả năng thanh toán.
Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu
Ngân hàng chiết khấu (NHCK) là ngân hàng phục vụ ng−ời thụ h−ởng, có trách nhiệm chiết khấu bộ chứng từ do nhà XK xuất trình. NHCK phải kiểm tra bộ chứng từ cẩn thận để đảm bảo bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp và NHPH không thể từ chối thanh toán. Rủi ro với NHCK có thể xảy ra trong những tr−ờng hợp sau:
- Nhà nhập khẩu trì hoãn hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ:
Có thể do khả năng yếu kém của bên mua hoặc bên mua muốn kiểm tra thực trạng hàng hóa mới trả tiền để tránh rủi ro về hàng hóa hoặc sau khi trì hoãn thanh toán để kiểm tra hàng, thấy hàng không nh− thỏa thuận, nhà NK có thể từ chối thanh toán (tr−ờng hợp này NHPH sẽ cố tình bắt lỗi để từ chối trả tiền). Ng−ời bán sẽ chịu thiệt hại lớn kéo theo rủi ro cho ngân hàng chiết khấu: bị đọng vốn hoặc bị mất vốn.
- NHCK hành động không đúng theo tinh thần của UCP: Thông báo đòi tiền v−ợt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng đối với văn bản UCP 600 và 7 ngày làm việc của ngân hàng đối với UCP 500.
1.2.2.2. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan đến hoạt động thanh toán nh−ng họ không có khả năng hoàn trả. Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên. Trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét đến khoản tín dụng đ−ợc cấp trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ. Rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng khi bên NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
Rủi ro khi nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà NK có thể gặp những biến động xấu (uy tín giảm sút với bạn hàng, hàng không tiêu thụ đ−ợc, hoặc bán chịu không thu đ−ợc tiền, cơ sở sản xuất bị thiệt hại nặng do nguyên nhân khách quan...) dẫn đến thua lỗ liên tục trong khi ngân hàng lại không nắm bắt đ−ợc tình hình, điều này khiến ngân hàng không thu hồi đ−ợc vốn từ nhà NK.
Rủi ro trong quá trình vận chuyển
Phòng th−ơng mại quốc tế ICC đã ban hành “Các điều kiện th−ơng mại quốc tế” với mục đích giúp bên NK và bên XK phân chia lại chi phí và rủi ro một cách cụ thể, giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên, để lựa chọn một điều kiện giao hàng phù hợp, nhà NK vẫn xem xét đến rất nhiều yếu tố nh− chi phí trả tr−ớc hay sau, mua bảo hiểm lô hàng, hàng hóa vận chuyển bằng container, bằng ro – ro (giao qua lan can tàu) hay không... những điều này sẽ quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn điều kiện th−ơng mại nào. Tuy nhiên, vẫn có những nhà NK muốn lựa chọn những điều kiện th−ơng mại với chi phí tiết kiệm nhất mà lại không để ý đến những rủi ro khác. Do vậy, khi sự cố xảy ra nh− mất mát, h− hỏng, va chạm, đắm tàu mà trách nhiệm không thuộc về hãng tàu và nhà NK không mua bảo hiểm hàng thì rủi ro đó nhà NK hoàn toàn phải chịu trách nhiệm và kéo theo ngân hàng cũng gặp rủi ro.
1.2.2.3. Rủi ro hối đoái
Ph−ơng thức tín dụng chứng từ liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau với những đồng tiền khác nhau, vì vậy, tỷ giá biến động luôn cũng là một trong những rủi ro lớn đối với các bên tham gia. Khi đồng nội tệ rớt giá so với ngoại tệ mạnh ở mức v−ợt quá dự đoán của nhà NK, đối với những mặt hàng bán giá cạnh tranh, không thể tăng giá đ−ợc, nếu nhập hàng về ng−ời NK sẽ phải đối mặt với nguy cơ chịu lỗ cao. Chính vì thế, nhà NK không muốn nhận lô hàng này trong khi ngân hàng đã thanh toán. Rủi ro sẽ xảy đến với ngân hàng khi tỷ lệ ký quỹ không đủ bù đắp đ−ợc tỷ lệ tr−ợt giá. Hoặc trong tr−ờng hợp ngân hàng cho khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán L/C và nguồn ngoại tệ có thể huy động ở nơi khác, thì khi tỷ giá giảm, khoản lãi thu đ−ợc ch−a chắc đã đủ bù đắp cho khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá gây ra.
1.2.2.4. Rủi ro ngân hàng đại lý
Tình hình tài chính thế giới luôn biến động không ngừng, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng tài chính, nó gây ra những ảnh h−ởng không tốt đến những tập đoàn ngân hàng – tài chính trên thế giới. Đó cũng là một yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong TTQT. Trong quá trình TTQT, chắc chắn phải có sự tham gia của ngân hàng đại lý, rủi ro xảy ra khi ngân hàng đại lý đó bị giải thể hoặc phá sản, ngân hàng bị mất khả năng thanh toán trong khi tiền đã chuyển đến ngân hàng đó mà nó vẫn ch−a đ−ợc thanh toán đi.
1.2.2.5. Rủi ro chính trị, pháp luật
Do đặc điểm của ph−ơng thức TTQT là đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của nhiều tập quán, thông lệ và pháp luật quốc gia nên khi có những thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị, chính sách, quyết định của các quốc gia có liên quan trong quá trình thanh toán dù là nhỏ nh−ng theo chiều h−ớng bất lợi cũng sẽ tạo thành những rủi ro trong hoạt động TTQT đặc biệt là ph−ơng thức tín dụng chứng từ.
Ph−ơng thức tín dụng chứng từ là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng th−ơng mại, đóng vai trò quan trọng không chỉ với ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế. Chính vì thế, các giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để thực hiện. Việc áp dụng những văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ chứng từ sao cho có hiệu quả phụ thuộc vào luật pháp của các quốc gia. Hiện nay, một trong những vấn về nổi lên là việc tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ phát sinh ngày càng nhiều và càng phức tạp. Do vậy, đòi hỏi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cần phải ổn định chặt chẽ, hoàn thiện để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế đ−ợc trôi chảy và giảm thiểu đ−ợc rủi ro. Đối với những n−ớc có hệ thống pháp luật ch−a đồng bộ, còn thiếu sót, th−ờng xuyên sửa chữa, bổ sung sẽ gây nên rủi ro cho các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ, bởi những thay đổi này khiến cho các bên không thực hiện đ−ợc nghĩa vụ của mình, dẫn tới việc hủy bỏ L/C và gây thiệt hại cho các bên.
Những mâu thuẫn, xung đột lớn về chính trị giữa các n−ớc hay ở tại một số n−ớc có chiến tranh, cấm vận, bao loạn... nh− tr−ờng hợp cấm vận kinh tế bắt nguồn từ mục đích chính trị nh− đối với Cuba và Iraq hiện nay cũng đem lại rủi ro t−ơng tự nh− mất mát hàng hóa, chứng từ, ngân hàng bị phong tỏa hoặc ngừng hoạt động.
Các biến động về kinh tế, chính trị th−ờng là rất khó có thể dự đoán tr−ớc và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và khách hàng, chính vì vậy, rủi ro chính trị luôn là mối đe doạ đến ph−ơng thức tín dụng chứng từ.
1.2.2.6. Rủi ro đạo đức kinh doanh
Mặc dù trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia đ−ợc quy định rõ ràng nh−ng không phải lúc nào các nghĩa vụ và quyền lợi đó cũng đ−ợc tôn trọng. Rủi ro đạo đức xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh h−ởng đến quyền lợi của các bên còn lại.
Về phía ng−ời NK, làm nhiệm vụ thanh toán cho ngân hàng mở, nếu có thiện chí thì việc thanh toán sẽ diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, ngay cả khi bộ chứng từ có lỗi họ cũng sẵn sàng bỏ qua và trả tiền. Nh−ng khi họ thiếu thiện chí thanh toán, ng−ời mua không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, có thể do giá cả trên thị tr−ờng bất lợi
thanh toán hoặc thậm chí không thanh toán, gây thiệt hại cho phía ng−ời XK. Hoặc cũng có thể nhà NK cố tình trì hoãn thanh toán, lừa gạt ngân hàng bằng cách sử dụng tiền bán hàng vào mục đích khác – một hình thức chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Về phía nhà XK, nhà XK có nhiệm vụ chuyển giao hàng đúng hợp đồng và chuyển bộ chứng từ cho ng−ời mua để ng−ời mua có thể đi nhận hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà XK cũng thực hiện nghiêm túc những nghĩa vụ nói trên. Có nhiều tr−ờng hợp, khi ng−ời mua đã tiến hành mở L/C theo đúng yêu cầu của ng−ời bán nh−ng khi tình hình giá cả trên thị tr−ờng có chiều h−ớng tăng hoặc giảm, ng−ời bán tìm đ−ợc ng−ời mua khác trả giá cao hơn thì ng−ời bán nhiều khi sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng đã ký và không giao hàng nh− đã thỏa thuận. Lúc này rủi ro mà ng−ời mua gặp phải là mất chi phí mở thông báo L/C hoặc ảnh h−ởng đến kế hoạch kinh doanh... Hoặc cũng có tr−ờng hợp, ng−ời bán không trung thực, lợi dụng sự độc lập của L/C và hợp đồng ngoại th−ơng cũng nh− quy định về trách nhiệm của ngân hàng chỉ là kiểm tra sự phù hợp của chứng từ và L/C để cố tình giao hàng kém chất l−ợng, sai sót về số l−ợng, bao bì, mẫu mã, đóng gói... nh−ng vẫn lập chứng từ để thanh toán. Theo quy định của UCP, các bên tham gia chỉ làm việc dựa trên chứng từ chứ không căn cứ vào các giao dịch hàng hóa trên thực tế, do vậy ng−ời mua sẽ phải thanh toán cho ngân hàng mở kể cả khi hàng hóa nhận đ−ợc không đúng với trong hợp đồng hoặc không nhận đ−ợc hàng nếu ng−ời bán xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Các vi phạm về hợp đồng có thể giải quyết sau đó nh−ng phải mất nhiều thời gian và phí tổn, thiệt hại tr−ớc mắt của ng−ời mua là mất cơ hội kinh doanh và bị chiếm dụng vốn.
Về phía ngân hàng, các ngân hàng cũng có thể vi phạm trách nhiệm khi ngân hàng thông đồng với các nhà NK bắt lỗi bộ chứng từ để từ chối thanh toán. Và ng−ợc lại ngân hàng cũng chịu ảnh h−ởng gián tiếp từ những rủi ro của khách hàng nh− khi nhà NK không nhận đ−ợc hàng hoặc hàng nhận đ−ợc không đúng nh− yêu cầu thì họ khó có thể trả cho ngân hàng số tiền họ vay để thanh toán L/C...
Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro về đạo đức là do các bên tham gia thanh toán không có những thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh cũng nh− về uy tín và tính trung thực của đối tác... Chính vì vậy, quyết định của các bên đ−a ra sẽ không chính xác và gây nên rủi ro trong thanh toán. Vì thế, để hạn chế những rủi ro này, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng. Các ngân hàng cần thiết lập riêng một bộ phận điều tra, thu thập thông tin, nghiên cứu khách hàng để hạn chế rủi ro cho chính mình đồng thời có thể t− vấn cho chính khách hàng của mình.
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Dựa trên những rủi ro th−ờng gặp nêu trên, d−ới đây là phần đánh giá về các nguyên nhân dẫn đến những rủi ro đó.
1.2.3.1. Nguyên nhân từ bản thân ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Ph−ơng thức tín dụng chứng từ là ph−ơng thức TTQT đ−ợc các bên XNK và ngân hàng sử dụng nhiều nhất do những lợi ích mà nó đem lại cho tất cả các bên. Tuy vậy, đây cũng là ph−ơng thức thanh toán phức tạp, diễn ra với nhiều khâu trung gian, đòi hỏi sự am