Rủi ro chính trị, pháp lý

Một phần của tài liệu tăng cường rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 68)

Ph−ơng thức tín dụng chứng từ có nhiều đối t−ợng tham gia và chịu ảnh h−ởng bởi quy định pháp lý, luật pháp, tập quán, tình hình chính trị, kinh tế của các quốc gia có các bên tham gia trong hoạt động thanh toán. Vì thế, mỗi một sự thay đổi nhỏ của chính trị, luật pháp, chính sách của mỗi quốc gia có liên quan sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán này.

Đối với những n−ớc có hệ thống pháp luật ch−a đồng bộ, còn thiếu sót, th−ờng xuyên sửa chữa, bổ sung sẽ gây nên rủi ro cho các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ, bởi những thay đổi này khiến cho các bên không thực hiện đ−ợc nghĩa vụ của mình, dẫn tới việc hủy bỏ L/C và gây thiệt hại cho các bên. Chính trị mỗi quốc gia thay đổi sẽ ảnh h−ởng tới cam kết quốc tế và sự bất ổn định trong nền kinh tế của quốc gia đó, mà đặc biệt là suy thoái nền kinh tế. Các rủi ro chính trị nh− chiến tranh, cấm vận, bạo loạn... sẽ gây xáo trộn nền kinh tế, gây rủi ro trong thanh toán nh− làm cho hàng hóa có thể bị h− hỏng, cản trở việc giao nhận hàng, ngân hàng có thể bị phong tỏa, chứng từ có thể bị mất hoặc rách làm ảnh h−ởng đến quá trình thanh toán.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa luật pháp quốc gia và các tập quán quốc tế khi phát sinh mâu thuẫn cũng có thể gây ra thiệt hại cho các bên. Đây là các rủi ro khó dự đoán nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng nh− ví dụ sau:

Một công ty nhập khẩu XC đến SHB xin mở 1 L/C cho ng−ời h−ởng lợi ở n−ớc ngoài. Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở L/C và giấy cam kết của khách hàng, căn cứ vào tình hình tài chính, phân tích đánh giá nhu cầu thị tr−ờng, SHB yêu cầu khách hàng kỹ quỹ 20%. Khi đồng ý mở L/C, SHB đã vận dụng kết hợp các thông lệ quốc tế không chỉ trong ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác nh− vận tải, bảo hiểm... và yêu cầu vận đơn phải theo lệnh của NHPH. Theo thông lệ quốc tế về vận tải, với vận đơn đó ngân hàng đ−ợc quyền nhận hàng hoặc bán hàng cho các khách hàng khác nếu đơn vị mở L/C không có khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ bị phá sản. Song, thực tế lại không diễn ra theo ý muốn của các bên tham gia. Sau khi hàng đã giao và bộ chứng từ

thanh toán đã đến SHB, ngân hàng yêu cầu đơn vị nhập khẩu thanh toán để nhận chứng từ đi lấy hàng thì họ lại không có khả năng thanh toán do có nhiều hợp đồng bị thua lỗ tr−ớc đó. Do đó, buộc SHB phải cầm chứng từ đi nhận hàng nh−ng đã bị hải quan từ chối với lý do “ngân hàng chỉ là ng−ời bảo lãnh chứ không phải ng−ời mua nên không đ−ợc nhận hàng”. Đây là mặt hàng phải có Quota nhập khẩu nên ngân hàng không có đủ điều kiện để nhận hàng hoặc bán lại cho bên thứ ba.

Rõ ràng trong tr−ờng hợp này, SHB đã tìm đủ cách để bảo vệ mình nh−ng rủi ro vẫn xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Doanh nghiệp LP cung ứng vật liệu xây dựng là khách hàng của SHB, ký một hợp đồng xuất khẩu gỗ cho một công ty của Đài Loan. Sau khi hợp đồng ký kết, Nhà n−ớc lại ban hành quyết định tăng thuế, hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Do đó, doanh nghiệp LP đã không cung cấp đ−ợc đủ số l−ợng cho bên n−ớc ngoài theo đúng thời hạn. Bên Đài Loan đã căn cứ vào đó phạt thanh toán chậm 20 ngày, gây thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời uy tín của SHB với vai trò là NHTB cũng bị ảnh h−ởng.

Một số khách hàng của Ngân hàng có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp ở Iraq từ tr−ớc khi cuộc chiến tranh xảy ra nh− Công ty Thực Phẩm BH thực hiện xuất khẩu chè sang n−ớc này. Khi có chiến tranh thì các doanh nghiệp ở Iraq cũng không có khả năng kinh doanh nữa, hơn thế các hoạt động buôn bán ở n−ớc này bị cấm vận vì thế Công ty Thực phẩm BH không thu hồi đ−ợc tiền từ các khách hàng.

2.2.1.2. Rủi ro hối đoái

Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền trên thế giới luôn luôn biến động, ảnh h−ởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra, bên bị tổn thất sẽ thiếu thiện chí thanh toán nh− từ chối thanh toán hay trì hoãn thanh toán gây tổn thất cho ngân hàng. Trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ, ngân hàng th−ờng dự báo tỷ giá và t− vấn cho khách hàng, điều đó có nghĩa là nếu xảy ra tổn thất thì ngân hàng phải chia sẻ rủi ro cùng với khách hàng.

Công ty TL mở L/C tại ngân hàng, có nguồn thanh toán là vốn vay, trị giá L/C hơn 1 triệu EUR để nhập khẩu vật liệu xây dựng. Do lo ngại về tình hình biến động của tỷ giá, công ty đã yêu cầu xin đ−ợc vay ngân hàng để mua ký quỹ đồng thời để thanh toán L/C trên. Đến khi bộ chứng từ về, đến hạn thanh toán, tỷ giá đồng EUR giảm 2000 điểm so với khi công ty mua ngoại hối lúc mở L/C. Do đó chỉ tính riêng chênh lệch về tỷ giá, công ty đã mất khoảng gần 2 tỷ đồng cộng với lãi suất vay ngân hàng từ khi mở L/C đến khi thanh toán.

Đối với loại ngoại tệ có biên độ dao động mạnh thì việc dự báo là rất khó. Điều này cũng cảnh báo cho ngân hàng trong việc dự báo tỷ giá t− vấn cho khách hàng là phải hết sức thận trọng. Nếu quyết định mua đồng EUR ngay từ đầu của doanh nghiệp là do ngân hàng t− vấn thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, bởi những thiệt hại quá lớn nh− trên sẽ khiến khách hàng quy trách nhiệm và yêu cầu ngân hàng chia sẻ tổn thất. Uy tín của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu tăng cường rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 68)