1.3.2.1. Nhận dạng rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Nhận dạng rủi ro là việc xác định một danh mục các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi tham gia ph−ơng thức tín dụng chứng từ. Những rủi ro này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Danh sách các rủi ro đ−ợc đ−a ra càng chi tiết và đầy đủ thì càng có lợi cho hoạt động thanh toán diễn ra giữa các bên tham gia.
Để nhận dạng đ−ợc các rủi ro có thể xảy ra từ ph−ơng thức tín dụng chứng từ, các nhà quản trị cần phải:
Nghiên cứu nguồn xuất phát rủi ro của ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Trong quá trình thực hiện thanh toán, các ngân hàng phải đối phó với các nguồn rủi ro sau đây:
- Rủi ro phát sinh từ chính ngân hàng và các mối quan hệ đại lý với các ngân hàng khác có tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện thanh toán.
- Ngoài ra còn có các rủi ro do nguyên nhân khách quan mang lại nh− sự không ổn định, th−ờng xuyên thay đổi các chính sách, các tập quán, thông lệ, pháp luật của quốc gia, tình hình kinh tế, chính trị bất ổn định, tỷ giá thị tr−ờng biến đổi, thiên tai, hỏa hoạn...
Nghiên cứu đối t−ợng gặp rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Căn cứ vào quy trình thanh toán của ph−ơng thức tín dụng chứng từ và việc phân loại các rủi ro có thể gặp phải đã đ−ợc trình bày ở phần trên, chúng ta có thể biết đ−ợc những đối t−ợng chịu rủi ro trong ph−ơng thức thanh toán này. Đó chính là nhà NK, nhà XK, NHPH, NHXN, NHđCĐ, NHTB, NHCK. Đây là những thành phần tham gia vào quá trình thanh toán.
Lập bảng danh mục các rủi ro
Thiết kế bảng danh mục rủi ro nhằm liệt kê một cách có hệ thống những rủi ro có thể gặp phải trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ, từ đó có kế hoạch theo dõi, giám sát và có biện pháp phòng ngừa cũng nh− hạn chế rủi ro nếu xảy ra. Bảng danh mục những rủi ro đã gặp phải, cũng nh− ch−a bao giờ gặp phải luôn là điều nhắc nhở cần thiết để mọi ng−ời cảnh giác, cẩn trọng với những rủi ro, đặc biệt là những rủi ro có tính chất, mức độ nghiêm trọng cao.
- Mục đích của việc nhận dạng rủi ro là nhằm phát hiện kịp thời rủi ro để ứng phó một cách có khoa học và đỡ tốn kém nhất cho ngân hàng và khách hàng mà mình phục vụ. Ngân hàng có khả năng nhận biết và xác định chính xác thì việc phân tích, đo l−ờng... ở các b−ớc tiếp theo mới thực sự có ý nghĩa và hiệu quả.
Nhận biết và xác định rủi ro đòi hỏi cán bộ không những phải có trình độ chuyên môn vững, có tinh thần trách nhiệm mà quan trọng nhất là buộc phải có kinh nghiệm và sự thận trọng cần thiết để tập hợp đ−ợc tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra và phân biệt chúng với các tiêu thức khác nhau.
1.3.2.2. Đo l−ờng rủi ro, tổn thất trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Đo l−ờng rủi ro là tính toán, dự đoán mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.
Phân tích và đo l−ờng rủi ro là điều mà tất cả các nhà quản trị ngân hàng đều quan tâm, vì đo l−ờng chính xác là cơ sở cho quyết định lựa chọn danh mục tài sản cũng nh− các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và chấp nhận rủi ro một cách chủ động và hiệu quả.
Đo l−ờng và phân tích rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ phải đạt đ−ợc hai yếu tố cơ bản:
+ Tính mức độ hay xác suất gặp phải rủi ro. + Dự đoán mức độ tổn thất nếu rủi ro xảy ra.
Mục đích của việc đo l−ờng rủi ro để giúp cho các cấp điều hành, chỉ đạo, khắc phục kịp thời các tồn tại, đối phó với các rủi ro tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả và chất l−ợng của ph−ơng thức tín dụng chứng từ.
1.3.2.3. Giám sát rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Giám sát rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ là hoạt động giám sát rủi ro sao cho tổn thất xảy ra ít nhất, nằm trong khả năng chấp nhận để đảm bảo rằng việc thực hiện các hoạt động kinh doanh sẽ luôn mang lại hiệu quả và thu nhập cho ngân hàng. Nếu không có khả năng quản lý và kiểm soát tốt, tổn thất xảy ra có thể v−ợt quá khả năng chấp nhận thì ngân hàng rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Giám sát rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ là việc thực hiện:
+ Giám sát hàng ngày các rủi ro có thể xảy ra dựa theo bảng danh mục các rủi ro đã lập, đặc biệt là đối với những khoản thanh toán tín dụng chứng từ có giá trị cao, từ đó đối chiếu, kiểm tra tính tuân thủ đối với các chính sách và chỉ thị của ngân hàng.
+ Trao đổi thông tin giữa các bộ phận quản lý rủi ro và ban lãnh đạo để thu thập ý kiến phản hồi về các chiến l−ợc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh th−ơng mại quốc tế nói chung và trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ nói riêng.
+ Đảm bảo các hạn mức rủi ro không bị v−ợt quá.
+ Đánh giá các tổn thất tín dụng tiềm tàng và lập đủ dự phòng từ giai đoạn đầu.
1.3.2.4. Lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ là các biện pháp kỹ thuật, công cụ cố gắng né tránh, đề phòng, hạn chế hay nói cách khác là kiểm soát tần suất, độ lớn của những tổn thất và những ảnh h−ởng khác không mong đợi của rủi ro.
Để phòng ngừa rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ và hoạt động TTQT nói chung có thể lựa chọn một số ph−ơng pháp sau đây:
+ Né tránh rủi ro: là chủ động né tránh tr−ớc những rủi ro có thể xảy ra và loại bỏ nguyên nhân những gây ra rủi ro, có thể là việc hạn chế mở L/C cho những khách
hàng đến từ những khu vực có nhiều rủi ro về chính trị, pháp lý; tuân thủ chặt chẽ các văn bản pháp lý liên quan đến việc kiểm soát chứng từ và thanh toán.
+ Chủ động chấp nhận rủi ro: Chấp nhận rủi ro là dựa trên cơ sở dự báo rủi ro có thể xảy ra, tìm cách khắc phục sẵn sàng đ−ơng đầu khi rủi ro, tổn thất xảy ra.
+ Giảm thiểu rủi ro: Khi rủi ro xảy ra thì đ−ơng nhiên gây ra tổn thất cho các nhà đầu t−. Do vậy, kiểm soát rủi ro còn là biện pháp giảm nhẹ tổn thất bằng cách khoanh vùng các rủi ro để tránh các rủi ro tổn thất khác.
+ Chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm + áp dụng các điều khoản chia sẻ rủi ro + Đa dạng các đồng tiền
+ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sử dụng vào các giao dịch thanh toán của ngân hàng.
1.3.2.5. Báo cáo và đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro
Đây là b−ớc mang tính chất tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. Trên cơ sở xác định những tổn thất thực tế, đối chiếu với khả năng chấp nhận của một ngân hàng, có thể đ−a ra nhận xét và kết luận về hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ đã đ−ợc áp dụng trong ngân hàng đó. Báo cáo đánh giá một cách trung thực, không chỉ khép kín quy trình quản trị rủi ro mà còn góp phần hoàn thiện, điều chỉnh các b−ớc phân tích, đo l−ờng và các biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro ở giai đoạn tiếp theo của công tác quản trị rủi ro.
1.3.3. Các nhân tố ảnh h−ởng tới quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ chứng từ
Hoạt động quản trị rủi ro ph−ơng thức tín dụng chứng từ của ngân hàng chịu sự tác động và ảnh h−ởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau từ vấn đề con ng−ời đến cơ sở vật chất và kỹ thuật, từ môi tr−ờng pháp lý, thể chế, chính trị đến những vấn đề quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, tâm lý, xã hội của khách hàng... liên quan đến ph−ơng thức thanh toán này của ngân hàng th−ơng mại. Căn cứ vào tính chất của các nhân tố, sẽ tổng hợp đ−ợc các nhân tố thành hai nhóm: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan
Thái độ của ngân hàng đối với việc quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ
Thái độ của ngân hàng là một nhân tố quan trọng làm tăng hay giảm rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ. Nếu ngân hàng chủ quan, xem th−ờng, không quan tâm, mất cảnh giác... thì rủi ro sẽ xảy ra th−ờng xuyên hơn và hậu quả sẽ nặng nề hơn. Ng−ợc lại, nếu ngân hàng luôn quan tâm, cảnh giác đến thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn. Khi lo sợ hậu quả phải gánh chịu, l−ờng tr−ớc đ−ợc những tổn thất nặng nề thì ngân hàng sẽ nghiên cứu và có biện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra. Rủi ro không chỉ trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ mà trong toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế với các ph−ơng thức thanh toán khác có thể xảy đến bất cứ khi nào, do đó trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải luôn có thái độ coi trọng và đề phòng, cảnh giác với rủi ro.
Năng lực của các nhà quản trị rủi ro
Năng lực của các nhà quản trị đ−ợc coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng th−ơng mại. Năng lực của nhà quản trị bao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khả năng chuyên môn của ban lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro.
Tr−ớc hết, quản trị rủi ro chỉ có thể thực hiện tốt khi xuất phát từ quan điểm nhận thức của ban lãnh đạo ngân hàng. Không ít cán bộ ngân hàng có quan niệm sai lầm về rủi ro, quản trị rủi ro. Một số nhà lãnh đạo lại luôn “chạy trốn rủi ro” bởi cho rằng nh− thế mới là an toàn cho hoạt động của ngân hàng và không bị cơ quan cấp trên “trách phạt”. Những nhà lãnh đạo quản trị rủi ro của ngân hàng nh− thế không thể có năng lực quản trị rủi ro và không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng mở hiện nay. Nhận thức và quan điểm đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Bên cạnh đó, phải nói đến chất l−ợng đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ, những cán bộ tác nghiệp trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân tích và đo l−ờng rủi ro tạo cơ sở cho việc ra quyết định thanh toán và kiểm soát rủi ro. Chất l−ợng chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của các bộ thuộc bộ phận này trực tiếp quyết định đến năng lực quản trị rủi ro của NHTM về sự chính xác, hiệu quả trong từng nội dung và từng b−ớc của quy trình quản trị rủi ro.
Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của các nhà quản trị rủi ro càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng nhỏ, giúp ngân hàng có thể hạn chế phần nào những tổn thất
Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng
Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có thể có đ−ợc hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi th−ờng xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu h−ớng vận động của nền kinh tế. Từ đó có thể đo l−ờng về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp để chủ động và kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năng suất lao động và chất l−ợng của cán bộ công nhân ngân hàng. Không có trang thiết bị cần thiết và các phần mềm t−ơng ứng thì việc áp dụng các mô hình định l−ợng để ra quyết định thì sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị tr−ờng tài chính trong n−ớc và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng tránh rủi ro một cách hiệu quả nhất.
1.3.3.2. Nhân tố khách quan
Dù cho các ngân hàng có thể có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nh−ng môi tr−ờng pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực quản trị rủi ro cho dù đ−ợc đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. D−ới đây là những nhân tố khách quan ảnh h−ởng tới việc quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng.
Nhận thức của khách hàng
Nhận thức của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh h−ởng đến quản trị rủi ro trong ph−ơng thức tín dụng chứng từ. Bởi lẽ những suy tính và hành vi giao dịch của khách hàng góp phần nhất định vào rủi ro, chia sẻ rủi ro, đặc biệt là hành vi phản ứng của khách hàng khi rủi ro xảy đến. ở những n−ớc có trình độ nhận thức cao, thị tr−ờng tài chính phát triển, các hoạt động quản trị rủi ro không chỉ có ý nghĩa mà còn rất đ−ợc chú trọng phát triển. Khách hàng dù là cá nhân cũng có thể áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro để bảo vệ lợi ích của bản thân và góp phần đảm bảo an toàn cho thị tr−ờng. Trái lại, ở những n−ớc trình độ nhận thức của công chúng hạn chế, dễ nảy sinh tâm lý hoảng loạn, sẽ tác động không thuận lợi đến năng lực và hiệu quả quản trị rủi ro của các ngân hàng th−ơng mại.
Các rào cản th−ơng mại
Sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh tế đối ngoại nh− những quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách th−ơng mại, các điều kiện về chất l−ợng
hàng hoá, nền kinh tế, các tập quán, thông lệ và pháp luật... của một quốc gia ch−a ổn định và th−ờng xuyên có những thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán tr−ớc đ−ợc sẽ làm ảnh h−ởng đến khả năng thanh toán. Để thực hiện các cam kết khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, các n−ớc không thể bảo hộ thị tr−ờng trong n−ớc bằng thuế quan thì việc áp dụng triệt để các biện pháp phi thuế quan sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ đối với hoạt động xuất khập khẩu và thanh toán quốc tế.
Sự biến động của tình hình tài chính trong n−ớc và quốc tế
Sự phát triển của thị tr−ờng tài chính nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nói riêng là yếu tố quan trọng thứ hai đối với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM. Hầu hết các hoạt động của các NHTM đều có quan hệ với nhau và các ngân hàng th−ờng xuyên giao dịch với nhau trên thị tr−ờng tiền tệ. Những hoạt động của thị tr−ờng tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sống còn của các NHTM bởi lẽ thị tr−ờng này không chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro.