Hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu tích hợp

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 77 - 80)

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở THPT THEO YÊU CẦU TÍCH HỢP KIẾN THỨC KHXH-N

2.3.2. Hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu tích hợp

Trong nhà trường, HS học văn theo mục đích và u cầu có tính chất giáo dục và học dưới sự hướng dẫn của người thầy. Bước chuẩn bị là một trong những thao tác quan trọng giúp người dạy và người học đạt được hiệu quả cao trong việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, công việc chuẩn bị là một yêu cầu, vừa là một biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Đứng trước một tác phẩm nghệ thuật giống như một thế giới mới lạ và đầy bí ẩn, các em chưa biết mình phải bắt đầu tìm hiểu từ đâu, tìm hiểu như thế nào thì những định hướng của người thầy rất có ý nghĩa. Chuẩn bị ở nhà đối với các em là bước tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp được sâu sắc hơn. Đến lớp, GV cần phải kiểm tra công việc chuẩn bị ở nhà của HS, dần dần hình thành ở HS một thói quen đọc văn chủ động, tự giác trước khi tới lớp. Trên cơ sở đó, GV sẽ khơi sâu phát triển những ấn tượng đúng đắn và loại trừ đi những cảm xúc và suy nghĩ ban đầu còn chủ quan lệch lạc về tác phẩm, về tác giả hay về nhân vật, về một chi tiết trong tác phẩm...

Về cơ bản, khi GV đã có cái nhìn tích hợp, đã nắm chắc khung chương trình tích hợp và các kiến thức đồng quy của từng cụm bài, từng bài Ngữ văn thì khâu hướng dẫn HS tự học cũng thuận lợi. Tuy nhiên khi đi vào bài cụ thể, GV đã hình thành kinh nghiệm bước đầu hướng dẫn HS tự học theo tinh thần tích hợp. Phương pháp khi được vận dụng thành thục sẽ tạo được kĩ năng cho người dạy và người học. Từ đó, niềm hứng thú, say mê khám phá của HS sẽ được đánh thức. Khi thói quen trở thành ý thức tự giác của người học thì đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượt mình, người thầy khơng thể bằng lịng với những vốn kiến thức có sẵn mà phải luôn không ngừng cập nhật tri thức và đổi mới phương pháp.

Đối với phân môn Đọc văn, HS đọc trước bài học, suy nghĩ và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài là điều cần thiết và hữu ích, thậm chí, cịn là nhiệm vụ bắt buộc. Đây là việc làm thường xuyên trước khi lên lớp có tác dụng rất tốt đối với việc nhận thức của HS. Các em thường trả lời các câu hỏi đó ra vở soạn của mình trước khi bước vào tiết học. Tuy nhiên khơng phải bài nào, câu hỏi nào các em cũng có thể trả lời một các đầy đủ, chính xác. Và khơng phải cứ trả lời các câu hỏi trong SGK là đã đạt được mục tiêu bài học. Mặt khác, như chúng ta đã thấy, những chỉ dẫn, câu hỏi trong SGK chưa chú trọng tích hợp giáo dục những vấn đề KHXH-NV; vì vậy, trước khi bắt đầu một bài học mới, người GV cần có sự hướng dẫn, đó là đưa ra các gợi ý và yêu cầu, bài tập cụ thể nhằm giúp người học chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. Khâu này được tiến hành vào cuối giờ học, hoặc trong giờ ơn tập cuối kì, cuối năm; hoặc GV có thể đưa ra các gợi ý ngồi giờ khi nào HS gặp khó khăn trong q trình cảm thụ tác phẩm văn học và cần sự giúp đỡ của GV.

Việc hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu và đọc trước các văn bản đã sưu tầm cũng rất quan trọng. Khi hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu cần cụ thể và chỉ rõ cho HS thấy công dụng của từng tư liệu. Ngữ văn là một mơn học dễ có nhiều ý kiến đa dạng, trái chiều; nhiều góp ý phong phú và hình như dễ góp ý nhất. Dễ nhận thấy HS ngày nay có nhiều con đường tiếp nhận văn học khác nhau vì các em đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Những tác phẩm mới, những quan điểm đánh giá về tác giả, tác phẩm văn học có rất nhiều trên mạng internet đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn học của HS. Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm, những cách đánh giá có giá trị tích cực vẫn có những tác phẩm, cách đánh giá có ảnh hưởng tiêu cực đến HS. GV cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giúp HS thấy được “tác phẩm văn học là một thế giới mở, một đề án tiếp nhận

đa dạng, phong phú nhưng bản thân nó cũng là một cái gì đó tương đối tự trị, nghĩa là phần nào tự nó giải thích cho nó, tự nó làm sáng tỏ cho nó, tự nó tạo nên giá trị của chính nó” [52]. Vì khi sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ dù có

ý thức hay khơng, bao giờ cũng tuân thủ và chịu sự chi phối của những quy luật và nguyên tắc nhất định; vì thế tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật cũng đòi hỏi người đọc phải tuân thủ và tôn trọng những quy luật nhất định của nó. Nếu những tác phẩm văn học trong nhà trường mà cũng bị cảm thụ sai lệch sẽ trở thành “vấn nạn của quốc gia” [64]. Lưu ý điều này, GV sẽ giúp HS giác ngộ một điều: khơng phải vì sự tơn trọng chủ thể tiếp nhận, vì tính “mơ hồ, đa

nghĩa” của những tác phẩm văn học mà người đọc, người phân tích thích gì

nói đó, nói gì cũng được, suy diễn một cách bừa bãi, thô thiển và dung tục. Như vậy, ngay từ bước chuẩn bị ở nhà, HS vẫn cần được định hướng vào quỹ đạo cần thiết.

Để có vốn văn hố tổng hợp, GV cần hướng HS vận dụng kiến thức từ nhiều môn học khác như các môn thuộc về khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân,...), kể cả kiến thức từ các môn khoa học tự nhiên và đặc biệt là qua các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông như internet, truyền hình, báo chí, sách vở .v.v.

Ví dụ: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) cần việc giới thiệu cho HS tìm đọc tồn bộ tiểu

thuyết Số đỏ, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, các bài viết về văn chương Vũ Trọng Phụng để hiểu về hoàn cảnh đời tư, đặc điểm cá tính, phong cách sáng tác của nhà văn chi phối quá trình sáng tạo tác phẩm. Ngồi ra cịn phải sưu tầm các tài liệu như: tranh, ảnh chân dung tác giả; băng ghi âm, những đoạn phim tư liệu phục vụ cho việc hiểu rõ bối cảnh lịch sử - xã hội được phản ánh trong tác phẩm (xã hội tư sản thành thị (Hà Nội) Việt Nam những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm 1920 - 1930); đọc thêm sách liên quan như xem lại bài học Lịch sử về hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm 1920 - 1930;...

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội - nhân văn trong dạy học tác phẩm văn xuôi việt nam hiện đại lớp 11 thpt (Trang 77 - 80)